Thủ tục vay vốn doanh nghiệp nhỏ và vừa khác thủ tục vay vốn doanh nghiệp lớn như thế nào? Những tài liệu, tài liệu nào phải được soạn thảo cụ thể? Các thủ tục vay vốn, giấy tờ, hồ sơ mà doanh nghiệp vừa và nhỏ phải chuẩn bị để vay vốn ngân hàng là gì? Hãy cùng Terus tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Dựa trên gói và hình thức vay lựa chọn mà doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại thủ tục vay vốn, giấy tờ, hồ sơ khác nhau. Thông thường, để được vay vốn tại các ngân hàng, doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị các thủ tục vay vốn như các loại hồ sơ bao gồm: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ hoạt động, hồ sơ tài sản bảo đảm (nếu vay thế chấp), hồ sơ vay vốn và hồ sơ khác.
I. Các loại hồ sơ về thủ tục vay vốn doanh nghiệp
Hãy cùng tìm hiểu về các loại hồ sơ về thủ tục vay vốn doanh nghiệp.
- Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp
- Hồ sơ tài chính
- Hồ sơ hoạt động
- Hồ sơ tài sản đảm bảo
- Hồ sơ vay vốn
- Hồ sơ khác
1. Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp
Trong hồ sơ pháp lý, doanh nghiệp cần cung cấp:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép thành lập, hoạt động, đầu tư/Giấy phép thành lập/Quyết định thành lập.
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu là chi nhánh)
- Với những doanh nghiệp kinh doanh trong ngành nghề có điều kiện thì cần phải cung cấp thêm giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép xuất nhập khẩu,…các giấy tờ theo quy định của Pháp luật hiện hành.
Điều lệ doanh nghiệp
- Chấp nhận điều lệ được đăng tải trên website của Sở giao dịch chứng khoán ở Hà Nôi/Hồ Chí Minh.
- Điều lệ cập nhật mới nhất và các sửa đổi về điều lệ (nếu có)
Căn cước công dân/Hộ chiếu của người đại diện pháp luật hoặc người ủy quyền ký hồ sơ tín dụng và các hồ sơ liên quan
- Cung cấp mặt trước và mặt sau của các giấp tờ bản mới nhất. Doanh nghiệp có thể cung cấp thêm chứng minh nhân dân/hộ chiếu cũ (nếu có)
Sổ đăng ký thành viên góp vốn/Danh sách thành viên có vốn góp từ 5% trở lên so với vốn điều lệ của doanh nghiệp và có quyền biểu quyết ở thời điểm gần nhất.
- Trường hợp báo cáo tài chính đã thể hiện rõ, doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân hoặc chủ sở hữu là cá nhân thì không cần phải cung cấp sổ đăng ký.
Biên bản họp hội đồng quản trị hoặc thành viên về việc vay vốn tại ngân hàng.
- Trường hợp doanh nghiệp là công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ, doanh nghiệp vay vốn theo hình thức tín dụng, doanh nghiệp Nhà nước thì không cần phải cung cấp giấy tờ này.
Văn bản ủy quyền từ người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Giấy tờ này chỉ cần khi người đứng ra ký hợp đồng vay vốn không phải là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
2. Hồ sơ tài chính
Hồ sơ tài chính là cơ sở để ngân hàng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng chi trả, cả về vốn vay và lãi. Các giấy tờ doanh nghiệp cần chuẩn bị bao gồm:
Báo cáo tài chính trong 2 năm gần nhất
- Doanh nghiệp phải có bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh.
- Doanh nghiệp có doanh thu dưới 16 tỷ đồng chỉ cần cung cấp báo cáo tài chính trong 1 năm
- Với những doanh nghiệp hoạt động dưới 2 năm, thì doanh nghiệp cung cấp báo cáo tài chính phù hợp với tình hình hoạt động.
- Trường hợp doanh nghiệp cung cấp được báo cáo tài chính trong năm gần nhất, thì có thể cung cấp báo cáo tài chính của năm trước đó gần nhất.
Tờ khai thuế 4 quý hoặc 12 tháng gần nhất.
- Cho phép trễ 1 tháng so với thời gian mong muốn cấp hạn mức tín dụng.
- Với doanh nghiệp không nộp thuế qua mạng thì phải cung cấp bản cứng có xác nhận của cơ quan thuế.
Sổ tổng hợp một số khoản mục trong năm tài chính gần nhất
- Sổ tổng hợp phải có khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho và tài sản cố định
- Với doanh nghiệp có doanh thu dưới 16 tỷ đồng thì không cần cung cấp sổ này.
- Với doanh nghiệp sản xuất và xây dựng cần cung cấp sổ tài sản cố định.
- Trong sổ tổng hợp phải có số dư đầu kỳ, cuối kỳ và nợ trong kỳ.
Sổ tổng hợp các khoản mục theo ngắn hạn/dài hạn của năm tài chính gần nhất
- Sổ sẽ thể hiện được tài sản, vay và nợ, khoản phải trả người bán, khoản thu của khách hàng, đầu tư tàu chính.
- Sổ này chỉ yêu cầu với các doanh nghiệp có báo cáo tài chính rút gọn theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Hồ sơ hoạt động
Hồ sơ chứng minh hoạt động của doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị các giấy tờ:
Hợp đồng với 3 nhà cung cấp trong 5 nhà cung cấp lớn nhất liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp có doanh thu dưới 16 tỷ đồng thì chỉ yêu cầu 2 hợp đồng.
- Các doanh nghiệp có đầu vào ra nhỏ lẻ, doanh nghiệp có thể thu thập các hợp đồng/đơn đặt hàng để thay thế.
- Doanh nghiệp đặc thù không thể cung cấp hợp đồng thì có thể thay thế bằng đơn đặt hàng.
Hợp đồng của 3 khách hàng đầu ra trong 5 khách hàng đầu ra lớn nhất
- Trường hợp doanh nghiệp có doanh thu dưới 16 tỷ đồng thì chỉ yêu cầu 2 hợp đồng.
- Các doanh nghiệp có đầu ra nhỏ lẻ, doanh nghiệp có thể thu thập các hợp đồng/đơn đặt hàng để thay thế.
- Doanh nghiệp đặc thù không thể cung cấp hợp đồng kinh tế, thì có thể thay thế bằng đơn đặt hàng.
Sao kê tài khoản ngân hàng
- Doanh nghiệp cung cấp sao kê tối thiểu 12 tháng gần nhất với thời điểm gửi yêu cầu vay vốn.
- Sao kê phải đáp ứng tối thiểu 50% doanh thu thuế. Với doanh nghiệp có doanh thu dưới 16 tỷ đồng thì phải đáp ứng được 70%.
- Doanh nghiệp có thể cung cấp trễ tối đa 1 tháng so với thời điểm gửi yêu cầu vay vốn.
Bản tiến độ công trình ở thời điểm gần nhất
- Doanh nghiệp có doanh thu dưới 16 tỷ đồng không cần cung cấp.
- Giấy tờ này được yêu cầu với doanh nghiệp thuộc ngành xây lắp, doanh nghiệp có báo cáo tài chính gần nhất từ 200 – 500 tỷ đồng cho các ngành: Đóng tàu, thuyền; kinh doanh bất động sản và cơ sở hạ tầng; sản xuất và phân phối điện, năng lượng.
4. Hồ sơ tài sản đảm bảo
Với hồ sơ tài sản bảo đảm chỉ yêu cầu với doanh nghiệp vay vốn theo hình thức thế chấp. Trong thủ tục vay vốn doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Căn cước công dân/hộ chiếu của chủ tài sản thế chấp.
- Giấy chứng nhận đăng lý kinh doanh trong trường hợp chủ tài sản là pháp nhân.
- Hồ sơ chứng nhận quyền sở hữu/sử dụng các loại tài sản.
- Sổ hồng/sổ đỏ nhà đất.
- Giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng (nếu có)
- Giấy phép xây dựng (nếu có)
- Hợp đồng mua bán hoặc giấy tờ tương đương.
- Đăng ký xe và đăng kiểm/chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (nếu có).
- Chứng chỉ tiền gửi/sổ/thẻ tiết kiệm/hợp đồng tiền gửi/trái phiếu/tín phiếu,…
- Hóa đơn/chứng từ thanh toán/tờ khai hải quan,…
- Hồ sơ tài sản khác (nếu có)
5. Hồ sơ vay vốn
Hồ sơ vay vốn doanh nghiệp cần cung cấp các giấy tờ:
- Đơn đề nghị cấp tín dụng theo form của ngân hàng.
- Phương án kinh doanh và sử dụng vốn kèm theo.
6. Hồ sơ khác
Với những chủ doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp đặc thù sẽ cần phải cung cấp thêm các giấy tờ liên quan theo quy định của ngân hàng.
Đó là toàn bộ những hồ sơ, giấy tờ cần thiết doanh nghiệp phải chuẩn bị để làm hồ sơ vay vốn. Sau khi đăng ký vay vốn, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị các giấy tờ như được yêu cầu và nộp. Ngân hàng sẽ tiếp nhận hồ sơ và tiến hành thẩm định, phê duyệt sau đó sẽ có thông báo cho doanh nghiệp và tiến hành giải ngân.
II. Tổng kết
Trên đây là toàn bộ thủ tục vay vốn doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp có thể tham khảo để chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ cho đầy đủ để được phê duyệt hồ sơ vay vốn nhanh nhất có thể.
Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho quý đơn vị đang hợp tác đến Terus và bạn bè doanh nghiệp trong quá trình chuẩn bị hồ sơ và thủ tục vay vốn kinh doanh. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này của Terus.
Nếu bạn có bất cứ yêu cầu gì về Terus có thể liên hệ tại đây nhé!
Theo dõi Terus tại:
FAQ - Thông tin hồ sơ đầy đủ về thủ tục vay vốn doanh nghiệp vừa và nhỏ
1. Các loại hình trong thủ tục vay vốn phổ biến dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ?
Các loại hình vay vốn phổ biến dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm:
- Vay vốn ngắn hạn: Dùng để trả lương, chi phí hoạt động, mua nguyên vật liệu sản xuất. Thời hạn 6-12 tháng.
- Vay vốn trung dài hạn: Đầu tư máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Thời hạn 2-5 năm.
- Vay tái cấu trúc doanh nghiệp: Vay khi gặp khó khăn kinh tế để cơ cấu lại danh mục đầu tư.
- Vay ngân hàng chính sách xã hội: Hỗ trợ lãi suất cho vay.
- Trái phiếu doanh nghiệp: Phát hành trái phiếu riêng lẻ để huy động vốn trung-dài hạn.
- Crowdfunding: Huy động vốn từ cộng đồng trên sàn giao dịch.
2. Có cần bảo lãnh không khi vay vốn? Nếu có, bảo lãnh như thế nào?
Khi vay vốn ở ngân hàng, doanh nghiệp thường cần có bảo lãnh như sau:
- Cá nhân bảo lãnh: Thường là người quản lý, chủ doanh nghiệp cam kết bảo lãnh số tiền vay bằng tài sản cá nhân.
- Doanh nghiệp bảo lãnh: Doanh nghiệp khác cam kết bảo lãnh trường hợp doanh nghiệp vay không trả nợ.
- Tài sản bảo lãnh: Sử dụng giấy tờ sở hữu quyền sử dụng đất, tài sản khác làm tài sản bảo đảm cho khoản vay.
- Bảo lãnh ngân hàng: Ngân hàng bảo lãnh cấp tín dụng với giá trị ứng trước cho khoản vay.
3. Lãi suất vay vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay bao nhiêu?
Về lãi suất vay vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay:
- Lãi suất vay ngắn hạn (dưới 1 năm): Trong khoảng 7-10%/năm
- Lãi suất vay trung hạn (1-3 năm): Trong khoảng 7,5-11%/năm
- Lãi suất vay dài hạn (trên 3 năm): Trong khoảng 8-12%/năm
- Vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam: 4-7%/năm
- Vay từ Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: 5-7%/năm
Lưu ý:
- Lãi suất có thể thấp hơn đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ưu tiên sẽ được giảm.
- Lãi suất cao hơn đối với doanh nghiệp mới thành lập hoặc có điều kiện tín dụng kém.
- Từng ngân hàng có chính sách lãi suất riêng nhưng nằm trong khung trên.
4. Thời hạn vay vốn thường là bao lâu? Có gia hạn được không?
Thời hạn vay vốn thường áp dụng cho doanh nghiệp tại Việt Nam:
- Vay ngắn hạn: dưới 12 tháng
- Vay trung hạn: từ 12-36 tháng
- Vay dài hạn: trên 36 tháng, tối đa 10 năm đối với vay đầu tư sản xuất kinh doanh.
- Có thể gia hạn khoản vay khi đáp ứng điều kiện:
Doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, có khả năng trả nợ sau gia hạn. Thủ tục vay vốn đơn giản hơn so với vay mới.
- Thời gian gia hạn: tối đa 30%-50% thời hạn còn lại của khoản vay ban đầu.
Như vậy, doanh nghiệp có thể yên tâm vay vốn dài hạn và được hỗ trợ gia hạn khi cần thiết.
5. Xử lý ra sao nếu không trả được nợ đúng hạn?
Nếu doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn, ngân hàng sẽ áp dụng các biện pháp sau:
- Gia hạn thời hạn trả nợ: Nếu doanh nghiệp có lý do chính đáng và khả năng trả dần.
- Chuyển nợ xấu: Nợ quá hạn trả trên 90 ngày được xem là nợ xấu, phải trích lập dự phòng rủi ro.
- Thu hồi tài sản bảo đảm: Ngân hàng có quyền chiếm giữ, phong tỏa hoặc bán đấu giá tài sản đảm bảo.
- Vụ đòi nợ pháp lý: Khởi kiện ra toà án buộc doanh nghiệp trả nợ hoặc phá sản.
- Cắt cấp tín dụng mới: Doanh nghiệp nợ xấu sẽ không được vay mới và rút ngắn thời hạn các khoản tín dụng hiện hữu.
- Báo cáo đơn vị liên quan: Kiến nghị cơ quan thuế, sở kế hoạch đầu tư xử lý doanh nghiệp vi phạm.
Đọc thêm:
- Việc chấp nhận rủi ro được tính toán có thể phát triển doanh nghiệp của bạn như thế nào?
- QA và QC là gì? Phương thức giúp đảm bảo và kiểm soát chất lượng cho doanh nghiệp
- Quản lý công nợ phải thu & công nợ phải trả để tránh rủi ro
- Phân tích rủi ro tín dụng là gì? Giải pháp nào để hạn chế rủi ro tín dụng