Truyền thông là hành động trao đổi và truyền bá thông tin giữa các cá nhận hoặc tập nhằm xây dựng thương hiệu và tiếp cận khách hàng. Ở thời điểm hiện, xu hướng mua hàng theo thương hiệu đang trở lại mạnh mẽ, để có thể xây dựng được thương hiệu thì việc xuất hiện trên các kênh truyền thông là vô cùng cần thiết. Bài viết này sẽ cho bạn biết những thông tin cần thiết về kênh truyền thông và nhưng kênh truyền thông nên sử dụng.

Kênh Truyền Thông Là Gì? 10 Kênh Truyền Thông Tốt Nhất Hiện Tại

I. Kênh truyền thông là gì?

Kênh truyền thông là các phương thức, công cụ mà doanh nghiệp sử dụng để truyền tải các thông điệp mong muốn đến với khách hàng tiềm năng.

Các loại kênh truyền thông

Các loại kênh truyền thông

Thông thường ở ngoài sẽ chỉ chia thành 2 loại kênh truyền thông: kênh truyền thông online và kênh truyền thông offline. Nhưng yếu tố này quá chung chung, tôi muốn bạn hiểu rõ nhất về kênh truyền thông nên sẽ chia thành 3 loại:

  1. Truyền thông xã hội: là nơi mọi người kết nối, chia sẻ và tương tác với nhau một cách rộng rãi và thường xuyên, ví dụ như Facebook, Instagram,...
  2. Truyền thông đại chúng: như truyền hình, báo chí, truyền thông xã hội tạo điều kiện cho sự tương tác hai chiều
  3. Truyền thông cá nhân: như email, tin nhắn lại tập trung vào việc giao tiếp trực tiếp và riêng tư giữa các cá nhân.

II. Vai trò của của kênh truyền thông đối với doanh nghiệp

Việc triển khai các kênh truyền thông luôn nằm trong các chiến lược Marketing của doanh nghiệp, vì những lợi ích mà kênh truyền thông mang lại. Kênh truyền thông đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích to lớn mà có thể nhắc tới như:

  1. Tăng nhận diện thương hiệu
  2. Tạo ra nhu cầu mua hàng
  3. Thúc đẩy doanh số bán hàng
  4. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

1. Tăng nhận diện thương hiệu

Phương tiện truyền thông giúp doanh nghiệp tạo dựng một hình ảnh chuyên nghiệp, đáng tin cậy và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Truyền thông giúp thông tin về thương hiệu đến được với một lượng lớn khách hàng tiềm năng, ở nhiều đối tượng và khu vực khác nhau.

Tăng nhận diện thương hiệu

Thông qua các nền tảng truyền thông xã hội, doanh nghiệp có thể tương tác trực tiếp với khách hàng, lắng nghe ý kiến và phản hồi của họ để cải thiện sản phẩm và dịch vụ. Giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó tạo ra sự quan tâm và mong muốn tìm hiểu thêm.

2. Tạo ra nhu cầu mua hàng

Sử dụng hình ảnh, video, câu chữ ấn tượng để thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo ra nhu cầu sở hữu sản phẩm/dịch vụ. Tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích thích nhu cầu mua hàng của khách hàng.

Sử dụng hình ảnh, video, câu chữ ấn tượng để thu hút sự chú ý của khách hàng

Truyền thông sẽ giúp tạo ra sự khan hiếm, tạo cảm giác sản phẩm/dịch vụ đang được nhiều người săn đón để thúc đẩy khách hàng hành động nhanh chóng.

3. Thúc đẩy doanh số bán hàng

Tích hợp các tính năng mua hàng trực tiếp trên các nền tảng truyền thông xã hội hoặc website để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Ngoài ra, sử dụng các công cụ phân tích để hiểu rõ hành vi, tâm lý của khách hàng, từ đó đưa ra các chiến dịch marketing hiệu quả.

4. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

Cách kênh truyền thông sẽ hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, giải đáp mọi thắc mắc và yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

Tạo dựng mối quan hệ tin cậy với khách hàng để họ trở thành khách hàng trung thành. Ngoài ra các kênh truyền thông sẽ giúp tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt, đảm bảo khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất khi tương tác với doanh nghiệp.

III. Top 10 kênh truyền thông phổ thông hiện tại

Theo các số liệu mà Terus thu thập và nghiên cứu ra được thì đây sẽ là 10 kênh truyền thông nên đầu tư nhất trong giai đoạn 2024 - 2024 cho doanh nghiệp của bạn.

  1. Mạng xã hội (Social Media)
  2. Website và Blog
  3. Email Marketing
  4. Truyền hình
  5. Radio
  6. Báo chí
  7. Kênh video (Youtube, Tiktok)
  8. Quảng cáo online
  9. Giao tiếp trực tiếp
  10. Điện thoại

1. Mạng xã hội (Social Media)

Với sự phát triển của mình Social Media đã trở thành kênh truyền thông dẫn đầu cho giai đoạn Marketing 4.0 hiện tại. Các ông lớn dần hình thành và xuất hiện như Facebook, Twitter, Instagram, TikTok và LinkedIn giúp các doanh nghiệp kết nối khách hàng mà không gặp bất kỳ rào cả nào về địa lý.

Mạng xã hội (Social Media)

Ưu điểm: Chi phí thấp, dễ tiếp cận với nhiều người dùng. Khả năng tương tác cao, tạo sự gắn kết với khách hàng. Đa dạng các hình thức quảng cáo (hình ảnh, video, câu chuyện).

Nhược điểm: Khó kiểm soát nội dung, dễ bị lan truyền thông tin sai lệch. Quảng cáo có thể gây khó chịu cho người dùng.

Đánh giá: Mạng xã hội được xem là một công cụ tiếp thị mạnh mẽ cho phép các doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng của họ thông qua các quảng cáo và nội dung chia sẻ hữu ích. Ngoài ra, mạng xã hội còn cho phép các doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng của họ để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ.

2. Website và Blog

Theo các số liệu được đưa ra đây là kênh truyền thông buộc bạn phải xây dựng nếu mong muốn tạo ra một thương hiệu bền vững. Khách hàng đã dần quen với việc tìm kiếm website của doanh nghiệp để xác minh thương hiệu cũng như họ thường tìm kiếm số điện thoại trong thời gian trước.

Website và Blog

Website và Blog là nền tảng trực tuyến chính thức của doanh nghiệp, nơi cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ, công ty và văn hóa doanh nghiệp.

Ưu điểm: Kiểm soát hoàn toàn nội dung, tối ưu hóa SEO để tăng khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm, xây dựng uy tín và hình ảnh chuyên nghiệp cho doanh nghiệp, tạo ra một kênh giao tiếp trực tiếp với khách hàng.

Nhược điểm: Cần đầu tư thời gian và nguồn lực để xây dựng và duy trì. Cạnh tranh cao trên các công cụ tìm kiếm.

Đánh giá: Website và Blog đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng tiềm năng và chuyển đổi họ thành khách hàng thực tế.

3. Email Marketing

Email Marketing là một công cụ tiếp thị trực tiếp, cho phép doanh nghiệp gửi các thông điệp marketing đến hộp thư của khách hàng.

Email Marketing

Ưu điểm: Cá nhân hóa cao, gửi đúng thông tin đến đúng đối tượng có nhu cầu. Email Marketing có thể đo lường hiệu quả chi tiết (tỷ lệ mở email, tỷ lệ nhấp chuột). Chi phí thấp so với các kênh truyền thông khác.

Nhược điểm: Tỷ lệ email bị đưa vào thư mục spam cao nếu không có email doanh nghiệp. Cần có danh sách email chất lượng của các khách hàng có nhu cầu để tiếp thị.

Đánh giá: Email Marketing là một cách hiệu quả để duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới.

4. Truyền hình

Truyền hình vẫn là một kênh truyền thông đại chúng mạnh mẽ, tiếp cận được lượng lớn khán giả.

Truyền hình

Ưu điểm: Tạo ấn tượng mạnh, lan tỏa rộng rãi gây sự ghi nhớ mạnh khi kết hợp chung với các phương pháp marketing khác.

Nhược điểm: Chi phí cao, khó đo lường hiệu quả chính xác, bạn có thể mất 100 triệu cho 10s xuất hiện quảng cáo trong thời gian vàng. Khán giả ngày càng phân tán và không thể tiếp cận được nhiều người trẻ thông qua truyền hình.

Đánh giá: Truyền hình thường được sử dụng để giới thiệu sản phẩm mới, xây dựng hình ảnh thương hiệu và tăng độ nhận diện. Đặc biệt, truyền hình sẽ phù hợp nhất khi tệp khách hàng của doanh nghiệp có xu hướng tiếp nhận thông tin thông qua truyền hình.

5. Radio

Radio là một kênh truyền thông linh hoạt, phù hợp với nhiều đối tượng khán giả khác nhau. Theo nghiên cứu, âm thanh sẽ giúp bạn tiếp cận được khách hàng rất hiệu quả hơn rất nhiều.

Radio

Ưu điểm:

Nhược điểm:

Đánh giá: Radio thường được sử dụng để quảng cáo các sản phẩm tiêu dùng nhanh, tạo ra những giai điệu dễ nhớ.

6. Báo chí

Báo chí truyền thống từng là nguồn cung cấp thông tin chính yếu cho khách hàng. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên số, khi Internet ngày càng phát triển, báo chí đã phải thích nghi với những thay đổi lớn. Người đọc giờ đây có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin trực tuyến chỉ với một cú click chuột.

Báo chí

Ưu điểm: Khả năng tiếp cận rộng lớn và tạo dựng uy tín, báo chí vẫn là một công cụ Marketing hấp dẫn.

Nhược điểm: Chi phí và khó đo lường hiệu quả khiến nhiều doanh nghiệp cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn kênh truyền thông này. Bên cạnh đó, thời gian tiếp cận người dùng ngắn cũng là một hạn chế cần lưu ý.

Đánh giá: Ở thời điểm hiện tại tôi vẫn đánh giá rất cao sức ảnh hưởng mà báo chí mạng lại cho chiến dịch Marketing. Doanh nghiệp có thể mua các bài viết từ các trang báo điện tử hiện tại như 24h, cafef, tinhte,...

7. Kênh video (Youtube, Tiktok)

Trong thời đại số, video đang ngày càng trở nên phổ biến và được đông đảo người dùng ưa chuộng. Để đáp ứng nhu cầu này, doanh nghiệp nên tích cực đầu tư vào các kênh truyền thông sử dụng video như YouTube, TikTok và cả việc nhúng video vào website. Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và tăng tương tác.

Kênh video

Ưu điểm: Dễ thực hiện và đăng ký, không bị ràng buộc về chi phí, chi phí sản suất thấp. Tỷ lệ chuyển đổi đối với video viral là rất cao.

Nhược điểm: Rất khó để tạo ra nội chung thu hút người xem, dễ bị phát bởi các nền tảng khi vi phạm chính sách.

Đánh giá: Đối với tôi thì các kênh xây dựng nội dung dài và bền vững sẽ phù hợp cho kênh truyền thông này, cần phải hiểu rõ chính sách để không bị phạt từ nền tảng gây ảnh hưởng đến chiến dịch.

8. Quảng cáo online

Quảng cáo trực tuyến là giải pháp tối ưu để doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng và hiệu quả với chi phí đầu tư thấp. Chỉ với một khoản ngân sách khiêm tốn, bạn có thể tiếp cận hàng nghìn khách hàng tiềm năng.

Quảng cáo online

Ưu điểm: Cho phép bạn nhắm mục tiêu đến những tệp khách hàng hàng mà bạn cho là tiềm năng trên nền tảng.

Nhược điểm: Với những ưu điểm của loại hình này việc các doanh nghiệp lạm dụng các loại quảng cáo trực tuyến đang gây khó chịu đối với người dùng trên các nền tảng, dẫn đến việc họ sẽ bỏ qua những loại quảng cáo này.

9. Giao tiếp trực tiếp

Giao tiếp, gặp gỡ trực tiếp cũng là một kênh truyền thông hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Đây là hình thức cho phép bạn truyền đạt bằng lời nói rõ ràng với khách hàng, đồng thời khiến cho khách hàng có niềm tin hơn với thương hiệu.

Giao tiếp trực tiếp

Ngược lại, việc gặp gỡ khách hàng có thể gây căng thẳng đặc biệt là trong lúc tâm trạng của họ không được tốt. Ngoài ra khi gặp gỡ trực tiếp bạn không nên để họ chờ lâu và cần chuẩn bị những tài liệu cần thiết để cung cấp cho khách hàng của mình.

Ưu điểm: Gặp gỡ trực tiếp cho phép bạn quan sát được hành vi và thái độ của khách hàng, có thể dễ dàng giải thích cho họ cũng như tạo dựng được niềm tin.

Nhược điểm: Những giới hạn như về mặt địa lý, đòi hỏi thời gian nhất định và không thể gặp nhiều người cùng một lúc chính là những nhược điểm của loại hình này.

10. Điện thoại

Một trong những kênh truyền thông không thể bỏ qua là điện thoại. Điện thoại đang được xem như vật bất ly thân của mỗi người, chính vì vậy mà việc tận dụng kênh truyền thông này để tiếp cận khách hàng tiềm năng là điều rất cần thiết đối với mọi doanh nghiệp.

Điện thoại

Ưu điểm: Dễ dàng cá nhân hóa khi thực hiện cuộc gọi với khách hàng, việc trao đổi trực tiếp với khách hàng qua điện thoại cho phép dễ dàng nhận ra cảm xúc của họ, tiếp cận một cách gần gũi và tạo niềm tin với khách hàng.

Nhược điểm: Trả lời cuộc gọi điện thoại có thể gây bất tiện cho khách hàng và chỉ có thể thực hiện được một khách hàng tại một thời điểm.

Bài viết này tôi đã cung cấp cho bạn những khái niệm cũng như các loại kênh truyền thông phổ biến. Hi vọng bài viết này có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.

terus-logo-profile
Cập nhật lúc 24 Tháng 11, 2024