Target là gì? Target là việc xác định những thông tin, mục tiêu rõ ràng trước khi bắt đầu những chiến dịch kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với marketing thì target đóng vai trò cốt lội ngay từ ban đầu, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của chiến dịch. Cùng Terus tìm hiểu rõ hơn về target thông qua bài viết này.
I. Target là gì?
Target là xác định thị trường đối tượng mục tiêu, những người có chung mối quan tâm đến sản phẩm của bạn nhằm mục đích triển khai và hỗ trợ cho các chiến lược kinh doanh hay chiến lược Marketing. Đặc điểm của những người này là họ có sở thích, mối quan tâm đặc biệt đến với các loại sản phẩm và doanh nghiệp của bạn.
Với các chiến dịch Marketing cần phải lưu ý nhiều về vấn đề target, tôi sẽ cho bạn biết thêm một vài thuật ngữ về tagret:
- Target Market: bao gồm những nhóm người sẽ mua sản phẩm bao gồm khách hàng, tổ chức, người mua sản phẩm.
- Target Marketing: doanh nghiệp sẽ chia nhóm khách hàng thành nhiều nhóm nhỏ, sau đó lựa chọn một hoặc nhiều nhóm muốn tiếp cận để thực hiện chiến dịch Marketing.
- Sales Target: Mục tiêu kinh doanh, chỉ số doanh thu mong muốn nhận lại sau một khoảng thời gian kinh doanh cụ thể. Sales target là chỉ số quan trọng giúp đảm bảo mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Target Audience: khách hàng mục tiêu - nhóm khách hàng mà doanh nghiệp đánh giá là có tiềm mua hàng tiềm năng và dễ dàng trở thành khách hàng trung thành. Doanh nghiệp sẽ muốn thu hút, khiến họ mua sản phẩm, dịch vụ của mình.
II. Target mang lại lợi ích gì cho Marketing
Trong marketing, target market sẽ giúp xác định được đúng thị trường mục tiêu, khách hàng tiềm năng cần hướng tới trong chiến dịch. Việc hiểu được định nghĩa về target và xác định được target cũng là một trong những yếu tố giúp làm chiến dịch diễn ra ít lỗi và mọi người trong dự án đều hiểu và biết mục tiêu nhắm tới là gì.
Tôi sẽ đưa ra cho bạn những vai trò nổi bật của target mà quá trình làm việc của Terus đúc kết lại:
- Xác định và tiếp cận chính xác các đối tượng khách hàng mục tiêu
- Dễ dàng đề xuất những phương án chi tiết, cụ thể
- Tối đa công suất hướng đến mục tiêu cuối cùng
- Điều chỉnh kịp thời khi kế hoạch lệch hướng ban đầu
Vai trò Target đối với doanh nghiệp
Khi mục tiêu đối tượng rõ ràng, bạn sẽ có thể tiếp cận và xác định được nhóm khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng và chính xác, để sau đó áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu quả và giảm chi phí quảng cáo. Terus đã ghi nhận thấy nhiêu doanh nghiệp triển khai những chiến dịch Marketing nhưng lại bỏ qua hoặc sơ sài với giai đoạn target, dẫn tới chiến dịch thất bại nhưng không kịp để điều chỉnh.
Giúp doanh nghiệp có thể chủ động hơn khi triển khai các kế hoạch đã được xây dựng sẵn sàng, mọi chiêu trò chơi xấu của đối thủ cũng có thể được tính toán trước. Tiết kiệm tối đa chi phí khi Target đúng đối tượng, tránh trường hợp tốn chi phí cho những khách hàng không mua hàng.
III. Cách để target mục tiêu
Trước những chiến dịch Marketing, target khách hàng mục tiêu luôn là vấn để gây đau đầu với phòng của Marketing, cả chúng tôi cũng vậy. Sau nhiều năm thực hiện các chiến dịch Marketing thì tôi sẽ đưa ra cho bạn cách target Terus đã thử và thành công với nhiều chiến dịch.
- Tạo chân dung khách hàng
- Nghiên cứu và xác định quy mô thị trường
- Đánh giá và chọn lọc
1. Tạo chân dung khách hàng
Khách hàng tiềm năng của bạn chắc chắn sẽ có những điểm chung với nhau, ở bước đầu tiên bạn cần tìm kiếm ra được những điểm nhân khẩu học của những khách hàng của mình.
Hãy dựa trên những số liệu như hành vi mua hàng, thói quen xem sản phẩm, xu hướng tìm kiếm sản phẩm, nhân khẩu học để ghi nhận lại các đặc điểm lặp đi lặp lại giữa các đối tượng.
- Tuổi: Khách hàng tiềm năng của bạn chủ yếu ở độ tuổi nào? Họ thuộc thế hệ nào?
- Giới tính: Khách hàng là nam/ nữ sẽ thích những yếu tố nào
- Mức thu nhập: Mức thu nhập của đối tượng là bao nhiêu? Liệu họ có sẵn sàng mua sản phẩm của doanh nghiệp với mức giá hiện tại?
- Địa điểm: Các nơi khác nhau sẽ có những hành vi mua sắm khác nhau bạn hãy tìm hiểu phần này, vì đối thủ của bạn thường bỏ quên yếu tố này.
- Ngoài ra các đặc điểm khác như dân tộc, nghề nghiệp, sở thích, tình trạng hôn nhân,… cũng cần phải được đặt xem xét.
Ở giai đoạn này đừng sợ thừa thông tin, bạn hãy lấy nhiều thông tin nhất có thể, khi so sánh những thông tin thừa sẽ tự động xuất hiện để loại trừ, bạn có thể đọc thêm bài viết này để lấy thông tin tốt hơn: 5W1H là gì?
2. Nghiên cứu và xác định quy mô thị trường
Nghiên cứu thị trường mục tiêu sơ cấp và thứ cấp là hai loại bạn nên dùng. Để thu thập thông tin về khách hàng, bạn có thể sử dụng:
- Khảo sát (bằng giấy, email,…)
- Phỏng vấn một nhóm đối tượng
- Các feedback đến từ khách hàng hiện tại
Độ lớn của thị trường mục tiêu được định nghĩa bằng hai yếu tố: phạm vi và số lượng. Bạn cần phải đảm bảo thị trường nhắm tới đủ lớn và đủ tiềm năng để giảm tải rủi ro chiến dịch xuống và đảm bảo phù hợp với tham vọng hay doanh thu mà doanh nghiệp mong muốn có được.
Để tính được quy mô thị trường, tôi gợi ý cho bạn công thức sau: Độ lớn thị trường = Số lượng khách hàng * Mức chi tiêu trung bình của họ.
3. Đánh giá và chọn lọc
Sau khi bạn biết thị trường mục tiêu là gì và cách bạn có thể xác định thị trường mục tiêu trong doanh nghiệp của mình. Hãy thực hiện việc này vài lần nữa để đảm bảo rằng nghiên cứu của bạn phù hợp với mục tiêu marketing.
IV. Cách giúp bạn target mục tiêu tốt hơn
Những cách ở trên là những điều cơ bản nhất mà bạn cần làm để có thể target khách hàng được tốt hơn. Ngoài ra, tôi sẽ chia sẻ cho bạn nhưng cách giúp bạn target mục tiêu tốt hơn:
- Nắm chắc Paint Point của khách hàng
- Đánh giá tính cạnh tranh của doanh nghiệp
- Phân tích sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp
- Phân tích tâm lý khách hàng
1. Nắm chắc Paint Point của khách hàng
Mọi khách hàng đều sẽ có một Pain Point, mà điều đó khiến họ phải chi trả cho sản phẩm của bạn nhằm giải quyết vấn đề đó. Bạn cần hiểu rõ sản phẩm của mình giải quyết được vấn đề nào cho khách hàng, từ đó đưa ra cho họ thấy sản phẩm đủ khả năng hỗ trợ cho họ.
2. Đánh giá tính cạnh tranh của doanh nghiệp
Hãy xác định mục tiêu khách hàng chính, trong mọi doanh nghiệp, bất kể sản phẩm hay dịch vụ nào, đều có đối thủ cạnh tranh. Do đó, các công ty phải luôn tìm ra câu trả lời cho hai câu hỏi quan trọng về đối thủ cạnh tranh của họ:
- Đối thủ trong ngành hàng này là ai?
- Những khách hàng mua sản phẩm của đối thủ có đặc điểm gì?
- Đối thủ đang làm những gì chưa tối với sản phẩm của họ?
Chỉ với 2 câu hỏi đơn giản như này bạn sẽ tìm ra được hướng đi tốt nhất để vừa thu hút được khách hàng tiềm năng và vừa lấy được khách hàng của đối thủ của mình.
3. Phân tích sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm đến việc phân tích sản phẩm và dịch vụ của họ đối với mục tiêu khách hàng của họ. Tuy nhiên, việc nắm rõ chất lượng và lợi ích của sản phẩm sẽ dễ dàng hơn để thuyết phục khách hàng.
4. Phân tích tâm lý khách hàng
Bạn không nên dừng lại ở việc thu thập thông tin cơ bản mà tôi đã đề cập trước đó. Để hiểu được những đặc điểm mang tính cá nhân hơn, bạn buộc phải xem xét cả khía cạnh tâm lý của của khách hàng. Từ đó, bạn sẽ có những ý tưởng giúp tiệp cận khách hàng một cách tự nhiên và khiến cho khách hàng hiểu rằng họ cần phải có sản phẩm của bạn.
FAQ - Giải đáp những thắc mắc liên quan đến Target
1. Target có nghĩa là gì?
Target là xác định thị trường đối tượng mục tiêu, những người có chung mối quan tâm đến sản phẩm của bạn nhằm mục đích triển khai và hỗ trợ cho các chiến lược kinh doanh hay chiến lược Marketing.
2. Có công cụ giúp xác định mục tiêu nào?
Sẽ không có công cụ nào là hoàn hảo để giúp bạn tự động xác định mục tiêu nhưng sẽ có những công cụ hỗ trợ như: Google trends, Google keyword planners, Semrush, Mạng xã hội,...
3. Xác định mục tiêu có khó không, và làm như nào?
Sẽ không có nếu bạn vạch rõ ra những gì mình cần làm và sẽ làm, bạn có thể đọc lại mục III của chúng tôi để bắt đầu việc xác định mục tiêu của mình.