Trong quá trình triển khai SEO, sẽ có những lỗi xảy ra khiến xuất hiện tình trạng Broken Link, điều này làm ảnh hưởng rất xấu đến thứ hạng của website và trải nghiệm của người dùng.
Với SEO, link được xem như bản đồ chỉ đường giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm hiểu nội dung và cấu trúc của website, việc xuất hiện Broken Link sẽ gây ảnh hưởng xấu đến website. Vậy Broken là gì? Cách kiểm tra và khắc phục? Terus sẽ đưa ra cho bạn thông qua bài viết này.
I. Broken Link là gì?
Broken Link là mô tả cho liên kết trỏ về một trang bất kỳ nhưng trang đó không tồn tại, dẫn tới gián đoạn sự truyền dẫn từ trang này sang trang web khác.
Việc website xuất hiện quá nhiều Broken Link chứng tỏ việc quản lý hệ thống web hiện tại của bạn đang rất kém. Các đường liên kết trong website đóng vai trò quan trọng giúp tổng thể website được đánh giá tốt hơn, các liên kết hỏng phá hỏng đi cấu trúc website toàn diện ấy khiến trang web đích không được liên kết với toàn bộ hệ thống website.
Những lỗi Broken Link phổ biến là:
- 404 Not Found: Trang web mà liên kết trỏ tới không tồn tại.
- 403 Forbidden: Bạn không có quyền truy cập vào tài nguyên.
- 500 Internal Server Error: Lỗi máy chủ.
- 301 Moved Permanently: Tài nguyên được chuyển tới URL khác.
- 302 Found: Tài nguyên tạm thời được chuyển tới URL khác.
II. Ảnh hưởng của Broken Link đến website
Việc xử lý các Broken Link là vô cùng cần thiết, đây được xem là một trong những lỗi SEO Technical lớn, trực tiếp ảnh hưởng tới thứ hạng website.
- Chặn bot thu thập dữ liệu
- Website bị tụt hạng
- Gây hại đến trải nghiệm của người dùng
- Ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh trên website
1. Chặn bot thu thập dữ liệu
Cách hoạt động của Googlebot hay các loại bot khác rất đơn giản, chúng quét 1 trang và thấy internal link sang trang khác, chúng sẽ qua trang khác để tiếp tục cào dữ liệu và thu thập. Quá trình này được lặp đi, lặp lại xuyên suốt nhưng vấn đề xảy ra khi website của bạn xuất hiện Broken Link, điều này khiến quá trình index website bị người lại vì đã đến điểm cuối (dù đây chưa phải là tất cả).
Trong thời gian gần đây, Google đang gặp vấn đề rất lớn với việc thu thập dữ liệu vì lượng tài nguyên phải để bot cào quá lớn, buộc phải giảm tải tài nguyên. Bởi thế, để website được index ổn định thì bạn phải tính toán để tận dụng tốt nhất tài nguyên cào dữ liệu mà Google đưa ra.
2. Website bị tụt hạng
Sau các bản update gần đây, Google rất quan tâm đến trải nghiệm của người dùng, một website có nhiều Broken Link sẽ làm giảm hành trình của khách hàng trên website của bạn. Điều này khiến website của bạn giảm dần thứ hạng và sẽ tiếp tục nếu bạn không khắc phục.
Khi nhận thấy website của mình bị chững lại sau một khoảng thời gian không tăng trưởng hoặc có xu hướng giảm thứ hạng. Việc kiểm tra lại link hỏng là việc cần làm để cải thiện chất lượng của website, giúp website được tăng hạng và phát triển trở lại.
3. Gây hại đến trải nghiệm của người dùng
Hãy đặt bản thân vào vị trí của người dùng, khi bạn tìm kiếm thông tin và tìm thấy website đưa ra những link với các chủ đề liên quan khiến bạn thấy hữu ích nhưng khi nhấn vào lại nhận lấy sự thất vọng vì trang 404. Qua trải nghiệm trên, người dùng sẽ không còn tin tưởng vào website của bạn nữa.
Broken Link tác động rất lớn đến độ uy tín và thứ hạng của website, đặc biệt là các website có tín nhiệm cao. Để tránh tình trạng ví dụ trên xảy ra, cần phải thực hiện SEO audit thường xuyên để loại bỏ và xử lý các link hỏng nhanh chóng.
4. Ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh trên website
Tại sao Broken Link lại gây ra hậu quả này? Khi lượng truy cập vào website của bạn giảm, thứ hạng của bạn cũng sẽ giảm. Điều đó dẫn tới các trang bán hàng khó để lên top hơn vì tổng thể website đang rất tệ, tỷ lệ chốt đơn hàng trên website cũng sẽ giảm xuống ảnh hưỡng tới công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
III. Các nguyên nhân gây ra Broken Link
Với nhiều năm triển khai dịch vụ SEO và thiết kế website, Terus có thể tổng hợp cho bạn những lỗi chính gây ra Broken Link:
- Cấu trúc website thay đổi: Khi thay đổi cấu trúc website dẫn tới các danh mục hoặc cấu trúc URL bị thay đổi theo dẫn tới các tài nguyên cũ khi truy cập vào sẽ trả lỗi 404.
- Liên kết hết hạn: Do dung lượng hosting hoặc CMS của bạn bị giới hạn.
- Nội dung trang web phải trả phí: Đối với các trang web bán nội dung trả phí thường phải thông qua bước đăng nhập hoặc thanh toán. Điều này cũng dẫn tới trang web đó tồn tại Broken Link không truy cập vào tài nguyên được.
- Nhập sai URL: Các lỗi thường xuất hiện với các web PHP sẽ có các lệnh truy vấn trong URL như ?p=…, ?f=… Ngoài ra, Broken Link còn xuất hiện khi bạn nhập sai URL, thiết ký tự, dư ký tự,…
- Website đổi domain: khi này toàn bộ liên kết có trong domain cũ sẽ trở thành Broken Link
- Nội dung động: Trong các hệ thống quản lý nội dung (CMS), ID của bài viết đôi khi có thể thay đổi, dẫn đến liên kết đến bài viết đó bị gãy.
IV. Cách kiểm tra Broken Link chuẩn nhất
Hiện tại có rất nhiều công cụ để kiểm tra Broken Link, nhưng với kinh nghiệm triển khai SEO nhiều năm của Terus bạn chỉ cần thông qua 2 công cụ là: Google Search Console và Screaming Frog là đủ.
- Google Search Console
- Screaming Frog
1. Google Search Console
Đầu tiên, Terus muốn bạn xử lý những Broken Link mà Google nhận thấy từ website của bạn trước. Hãy vào Google Search Console và làm theo các bước sau:
Lập chỉ mục(Indexing) -> Trang(Pages) -> Không tìm thấy (404)(Not Found (404))
Đây sẽ là phần mà bạn cần quan tâm vì đây là những Broken Link mà Google tìm thấy được khi cho bot vào cào website của bạn. Hãy thực hiện việc sửa các link trên, cách tốt nhất là hãy làm Redirect 301 về lại trang chủ hoặc các trang liên quan.
2. Screaming Frog
Xử lý xong phần Google ghi nhận, giờ bạn cần phải xử lý trước những phần Google chưa ghi nhận để tối ưu tài nguyên thu thập cho Google. Hãy mở Screaming Frog lên và làm theo các bước sau:
Nhập URL vào cho Screaming Frog quét -> Response Code -> Client Error(404)
Sau khi đã xử lý 1 link 404 hãy vào phần “Inlinks” – đây là các trang web có liên kết với trang 404 này, hãy thay đổi URL mới cho đúng đối với các trang này.
Nếu bạn chưa có bản Screaming Frog pro cũng đừng lo, Terus có bài viết chia sẻ về cách dùng Screaming Frog và tặng key bản quyền cho bạn, hãy ghé qua bài viết của Terus về Screaming Frog.
V. Cách sửa Broken Link hiệu quả nhất
Sau đây Terus sẽ đưa ra những các để xử lý Broken Link tốt nhất theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống:
- Redirect 301: Nếu bạn từng làm SEO cho URL cũng nhưng giờ chuyển hướng qua URL mới hãy làm 301 sẽ giúp truyền những tín hiệu tốt của URL cũ qua URL mới cho bạn.
- Redirect về trang chủ: Nếu Broken Link đó là lỗi do quá trình thực hiện bạn có thể để chuyển hẳn về trang chủ.
- Xóa hoàn toàn liên kết đó: Nếu không thể thay thế hãy xóa Broken Link đó khỏi web của bạn và kiểm tra lại Internal Link có liên quan đến Broken Link đó nhé.
Nếu bạn đang sử dụng các website xây dựng từ CMS đặc biệt là Wordpress có thể cái các Plugin Wordpress như Rank Math, Yoast SEO. Những công cụ này sẽ giúp bạn theo dõi và điều hướng các Broken Link cho website của bạn.
VI. Tổng kết
Broken Link sẽ ảnh hưởng rất xấu đến quá trình SEO cho website của bạn, đối với Terus đây là lỗi không đáng có nhưng thường xuyên bị bỏ quên khi thực hiện Audit. Với những thông tin trên Terus tin rằng bạn có thể sửa Broken Link một cách hiệu quả, giúp website tăng thứ hạng và tăng trải nghiệm người dùng. Nếu có thắc mắc liên quan đến Broken Link bạn có thể liên hệ Terus ngay! Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết.
Tìm đọc thêm:
- Link là gì? Các loại link hiện tại
- Backlink là gì?
- Internal Link là gì?
- External Link là gì?
- Link Building Là Gì?
- Link Dofollow Và Nofollow Là Gì?