Bất kể bạn đang làm về SEO hay đang học SEO, chắc hẳn đều đã nghe qua thuật ngữ Footprint trong SEO. Terus sẽ chia sẻ những gì bạn cần biết về Footprint trong bài viết này.
I. Footprint là gì?
Một số ý kiến cho rằng Footprint có thể khiến trang web hệ thống bị phạt và Google bị tụt hạng. Nhưng nhiều người không hiểu Footprint là gì và làm thế nào để tận dụng nó để tăng sức mạnh của trang web.
Vậy Footprint là gì?
Footprint trong SEO là những dấu vết kỹ thuật số mà website của bạn để lại trên Internet, cho thấy sự hiện diện của nó trong các nền tảng trực tuyến khác. Điều này sẽ dẫn đến việc sắp xếp thứ hạng của Google bị sai lệch và nội dung sẽ không đáp ứng tối đa các yêu cầu của người dùng.
Hiểu cho đơn giản hơn là khi bạn cố tình sử dụng các dịch vụ SEO mũ đen, sẽ bị Google ghi nhận lại. Khi bị phát hiện như vậy, trang web của bạn sẽ bị phạt rất nặng
II. Những ví dụ về Footprint
Thuật toán Footprint là một trong những thuật toán quan trọng nhất của Google. Google có thể đánh tụt trang web hoặc thậm chí phải chịu nhiều hình phạt khác. Vì vậy, để tránh mắc phải sai, bạn phải biết các dấu hiệu nhận biết Footprint.
- Các backlink của bạn đều đến từ cùng 1 nguồn hosting
- Nhiều website nhưng lại dùng chung 1 source code và giao diện. Điều này đối với Google giống như bạn đang thao túng để người dùng thấy website của bạn nhiều hơn, việc bị phạt với các website như vậy là điều hoàn toàn bình thường
- Web được đăng ký với cùng tên chủ sở hữu.
III. Những án phạt phải chịu khi bị Footprint phạt
Tiếp theo là thông tin về những án phạt phải chịu khi bị Footprint phạt.
- Án phạt nhẹ
- Án phạt nặng
- Án phạt năng nhất - ảnh hưởng tệ nhất
1. Án phạt nhẹ
Nếu bạn may mắn bị phạt nhẹ, Google giảm giá trị của backlink. Mức phạt này được sử dụng như một lời cảnh cáo của Google đối với những hành vi mà bạn đã và đang thực hiện.
2. Án phạt nặng
Google sẽ phạt trang chính và cấm tăng xếp hạng trong một khoảng thời gian. Do đó, bạn phải chỉnh sửa và tối ưu hóa hệ thống,điều này sẽ tốn nhiều thời gian và nỗ lực.
3. Án phạt năng nhất - ảnh hưởng tệ nhất
Cả hệ thống web vệ tinh sẽ bị phá vỡ trong trường hợp nghiêm trọng nhất. Điều này có nghĩa là tất cả công sức và thời gian bạn đã đầu tư vào đó đều bằng không. Do đó, bạn phải suy nghĩ thật kỹ về cách phát triển những trang web vệ tinh một cách tự nhiên nhất ngay từ đầu.
IV. Tại sao lại nói Footprint thật ra là thuật toán giúp làm SEO?
Nghe qua các phần trên có thể thấy rõ Footprint thật phiền và quá nguy hiểm nếu bị phạt. Nhưng Terus có thể tự tin nói với bạn nếu bạn hiểu rõ Footprint có thể thấy thuật toán này sẽ có các lợi ích nhất định.
- Đảm bảo tính công bằng
- Giúp Google hiểu hơn về việc bạn làm
1. Đảm bảo tính công bằng
Footprint đưa ra sân chơi công bằng và hạn chế sức mạnh của các SEO mũ đen với các SEOer khác. Hãy tưởng tượng nếu không có Footprint, khi làm SEO cho website và gặp đối thủ như ví dụ 2 của Footprint thì chẳng thể nào cho bạn có cách lên top thì phía trên bạn là 10 website y như nhau và chúng còn liên kết lại với nhau.
2. Giúp Google hiểu hơn về việc bạn làm
Ai làm SEO cũng cố gắng thể hiện cho Google thấy là những gì mình đưa ra là chất lượng từ đó giúp bài viết lên top tìm kiếm. Vậy Footprint sẽ góp phần giúp ích cho bạn dễ dàng khai báo thông tin với Google hơn.
Nhiều người lên ý tưởng và muốn phát triển thương hiệu đến từ việc làm tối ưu hóa tìm kiếm cho trang web. Để thực hiện điều này, bạn sẽ cần tạo một trang web cung cấp thông tin chính xác về công ty của mình, bao gồm
- Địa chỉ
- Tên công ty
- Lĩnh vực hoạt động
- Điện thoại liên lạc
Tiếp theo, bạn cần tạo các tài khoản mạng xã hội giống như bạn đã đăng ký trên trang web. Hãy đảm bảo các thông tin là chính xác và đồng nhất trên tất cả các tài khoản.
Đúng vậy phía trên là bạn đang build Entity. Nếu là người mới vẫn chưa biết gì về Entity có thể tham khảo qua bài viết này của Terus bạn nhé: Social Entity là gì ? Tác dụng của Social Entity trong SEO
Sau khi làm những việc trên, Google sẽ nhận ra "dấu chân" của bạn và bắt đầu phân tích thông tin về bạn. Vì tất cả thông tin của bạn đều đúng và bạn đang chỉ đang tăng sự xuất hiện của mình với người dùng một các hoàn toàn tự nhiên, thế nên bạn lại được Google đánh giá tốt và tăng thêm uy tín của website trong mắt của Google.
V. Các trường hợp nên né Footprint
Khi nào thì bạn cần né Footprint quét qua? Có khả năng cao là Google sẽ phát hiện ra Footprint nếu có sự mờ ám và thủ thuật nhằm mục đích tăng thứ hạng.
Một thủ thuật cấm bởi Google nhưng được rất nhiều SEOer dùng đó là site vệ tinh. Các SEOer thường tạo ra các site này để xây dựng nội dung cho những trang đó với mục đích tạo backlink để tăng Pagerank. Và hậu quả khi bị Google phát hiện cũng đã được Terus để cập phía trên cho bạn.
Nếu đọc đến đây bạn không hiểu site vệ tinh là gì? Đừng lo, hãy tiếp tục đọc tiếp bài viết, Terus đã có bài viết về site vệ tinh cho bạn, bạn có thể đọc bài viết đấy sau khi xong bài này nhé. Link bài viết về site vệ tinh: Website vệ tinh là gì? Vai trò của website vệ tinh
VI. Tổng kết
Footprint được sinh ra giúp Google hiểu rõ hơn về bạn, hiểu được sự uy tín của website bạn cung cấp, việc tận dụng Foorprint và thực hiện SEO mũ trắng sẽ đem lại hiệu năng rất tốt cho website của bạn. Bài viết đã chỉ ra những lợi ích mà Footprint mang lại từ đó giúp việc làm SEO của bạn có thêm sự trợ giúp từ chính Google. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết của Terus.
Nếu bạn có bất cứ yêu cầu gì về Terus có thể liên hệ Terus tại đây nhé!
Theo dõi Terus tại:
FAQ - Giải đáp các thắc mắc liên quan đến Footprint trong SEO
1. Footprint trong SEO là gì?
Footprint trong SEO là những dấu vết kỹ thuật số mà website của bạn để lại trên internet, cho thấy sự hiện diện của nó trong các nền tảng và công cụ khác nhau. Những dấu vết này có thể bao gồm:
- Backlink: Liên kết từ các website khác trỏ về website của bạn.
- Profile trên mạng xã hội: Trang cá nhân hoặc doanh nghiệp của bạn trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn, v.v.
- Bài viết trên blog: Bài viết của bạn đăng tải trên các blog cá nhân hoặc blog của bên thứ ba.
- Danh sách doanh nghiệp: Thông tin về doanh nghiệp của bạn được đăng tải trên các trang web danh bạ doanh nghiệp như Google My Business, Yelp, v.v.
- Hình ảnh và video: Hình ảnh và video của bạn được đăng tải trên các website như Flickr, YouTube, v.v.
- Diễn đàn: Bài viết và bình luận của bạn trên các diễn đàn liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn.
- Mã nguồn mở: Dự án mã nguồn mở mà bạn đóng góp.
2. Tại sao Footprint trong SEO lại quan trọng?
Footprint trong SEO quan trọng vì những lý do sau:
- Giúp bạn theo dõi sự hiện diện của website: Footprint giúp bạn theo dõi website của bạn được nhắc đến ở đâu trên internet, từ đó bạn có thể đánh giá hiệu quả chiến lược SEO của mình.
- Tăng khả năng hiển thị của website: Footprint giúp tăng khả năng hiển thị của website của bạn trong kết quả tìm kiếm, vì Google và các công cụ tìm kiếm khác sẽ sử dụng thông tin này để đánh giá mức độ phổ biến và uy tín của website.
- Xác định các cơ hội SEO mới: Footprint giúp bạn xác định các cơ hội SEO mới, chẳng hạn như các website tiềm năng để xây dựng backlink hoặc các diễn đàn mà bạn có thể tham gia để quảng bá website của mình.
- Bảo vệ thương hiệu của bạn: Footprint giúp bạn bảo vệ thương hiệu của mình bằng cách theo dõi các website sử dụng tên thương hiệu hoặc logo của bạn mà không được phép.
3. Cách nhận biết Footprint trong SEO
Bạn có thể nhận biết Footprint trong SEO bằng cách sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google Search Console, Ahrefs, SEMrush, v.v. Các công cụ này cho phép bạn theo dõi backlink, profile trên mạng xã hội, bài viết trên blog, v.v. của bạn.
Thông tin cần biết về Footprint
- Footprint có thể là tốt hoặc xấu. Footprint tốt là những dấu vết kỹ thuật số giúp tăng khả năng hiển thị và uy tín của website của bạn. Footprint xấu là những dấu vết kỹ thuật số có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng tìm kiếm của website của bạn, chẳng hạn như backlink từ các website spam hoặc bài viết có nội dung trùng lặp.
- Bạn nên theo dõi Footprint của mình thường xuyên để đảm bảo rằng tất cả các dấu vết kỹ thuật số đều là tốt và không có dấu hiệu nào ảnh hưởng tiêu cực đến SEO của bạn.
- Nếu bạn phát hiện Footprint xấu, bạn cần thực hiện các biện pháp để sửa chữa, chẳng hạn như liên hệ với chủ sở hữu website để yêu cầu họ xóa backlink hoặc bài viết có hại.
Đọc thêm:
- Meta Description là gì?
- Subheading là gì?
- Search engine (công cụ tìm kiếm) là gì?
- Search intent là gì?
- Ý nghĩa của Index?