Phát triển và mở rộng thị trường là mục tiêu cốt lõi, trọng điểm của bất kỳ doanh nghiệp. Với những định hướng khác nhau thì doanh nghiệp sẽ có những chiến lược phát triển thị trường của mình theo những cách khác nhau.

Việc mở rộng ra thị trường quốc tế là điều kiện để mỗi doanh nghiệp, mỗi đơn vị có được vị trí vững chắc, tầm ảnh hưởng và khả năng đem tới lợi nhuận cao. Bên cạnh nhiều mục tiêu cần được thực hiện thì phát triển website với tên miền quốc tế thích hợp là điều cần phải chú ý. Vậy tên miền quốc tế là gì? Cách để khai báo và đăng ký tên miền quốc tế là gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Terus.

Tên Miền Quốc Tế Là Gì? Cách Khai Báo Và Đăng Ký Tên Miền Quốc Tế

I. Tên miền quốc tế là gì?

Tên miền quốc tế (Global Domain) là những tên miền được cấp phát bởi tổ chức ICANN và có thể sử dụng ở hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Mọi cá nhân và tổ chức đều có thể mua và sở hữu tên miền quốc tế. Chỉ cần đảm bảo đó là tên miền đã được đăng kí với ICANN theo đúng tiêu chuẩn cho tới khi chủ sở hữu hoàn toàn không còn nhu cầu dùng, ngừng duy trì sử dụng tên miền đó.

Đối với những tên miền cấp 1 sẽ có khả năng sử dụng chung trên phạm vi toàn cầu, ở mọi quốc gia trên thế giới. Đối với dạng tên miền quốc tế này sẽ có các đuôi trực thuộc với ý nghĩa nhất định, có sự khác biệt dựa vào đặc trưng của từng tổ chức.

Trong đó thông dụng nhất phải kể tới như .com, .net, .edu, .org,…Việc đăng kí tên miền dù ở từng quốc gia, hay với tên miền quốc tế đều không chịu bất kì sự ràng buộc bởi những điều khoản cụ thể nào.

II. Phân loại tên miền quốc tế

Phân loại tên miền quốc tế

Việc phân loại tên miên quốc tế dựa trên nhiều tiêu chí và yếu tố. Với từng tiêu chí cụ thể sẽ có những loại tên miền khác nhau. Trước khi quyết định chọn mua và sử dụng tên miền quốc tế thì việc tìm hiểu và các loại cơ bản là điều cần được chú ý. Các dạng tên miền quốc tế sẽ được phân loại cụ thể như sau:

III. Vòng đời của tên miền quốc tế

Vòng đời của tên miền quốc tế

Vòng đời của tên miền quốc tế thường bao gồm các giai đoạn chính sau:

Trạng thái tên miền tự do – Available

Trong trạng thái này, tên miền chưa được đăng ký bởi bất kỳ cá nhân, tổ chức hay cơ quan nào khác. Do đó, bạn có hoàn toàn quyền đăng ký và cần thực hiện quy trình đăng ký theo đúng quy định.

Nên đăng ký tuân theo các tiêu chí cho tên miền hợp lệ bao gồm:

Trạng thái hoạt động của tên miền – Registered 

Ngay sau khi hoàn tất quá trình mua tên miền thành công, tên miền sẽ được đăng ký và bắt đầu hoạt động, thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp.

Gia hạn tên miền có thể thực hiện vào ngày cuối cùng của giai đoạn đăng ký hoặc bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian này. Bạn có thể gia hạn tên miền trong khoảng thời gian từ 1 năm đến tối đa 10 năm, tùy thuộc vào nhu cầu và quyết định của bạn.

Trạng thái tên miền hết hạn – Expired

Ở trạng thái này, tên miền đã hết hạn. Bạn không thể truy cập và sử dụng tên miền.

Trạng thái gia hạn – Grace Period 

Sau khi tên miền hết hạn, nó sẽ chuyển sang trạng thái “chờ đợi”, trong khoảng thời gian này, tên miền sẽ tạm ngừng hoạt động và không có ai có thể đăng ký lại.

Theo quy định của ICANN, thời gian chờ gia hạn có thể kéo dài từ 30 đến 45 ngày, tùy thuộc vào tên miền cụ thể. Tuy nhiên, một số tên miền có các quy định gia hạn đặc biệt như sau:

Trạng thái chờ chuộc – Redemption

Trong trạng thái này, toàn bộ thông tin quản trị của tên miền đã bị xoá, cũng như mọi truy cập dựa trên tên miền (web, mail, …) đã bị chấm dứt, ngụ ý rằng tên miền đã không còn hoạt động. Tuy nhiên, thay vì được mở tự do để đăng ký lại, nó chuyển sang trạng thái “chuộc”. Kỳ chuộc này kéo dài trong khoảng 25-30 ngày.

Để chuộc lại tên miền, bạn sẽ cần thanh toán một khoản phí bao gồm phí chuộc và phí gia hạn tên miền ít nhất 1 năm. Cụ thể:

Trạng thái chờ xóa – Pending Deletion

Nếu bạn không tiến hành chuộc lại tên miền, nó sẽ chuyển sang trạng thái chờ xoá và không có cơ hội gia hạn thêm. Nhà đăng ký hoặc bạn sẽ không thể can thiệp để gia hạn nếu bỏ qua quy trình chuộc.

Trạng thái “Pending Deletion” kéo dài trong vòng 5 ngày. Trong khoảng thời gian từ 1 giờ sáng đến 4 giờ sáng (theo giờ Việt Nam) của ngày cuối cùng, tên miền sẽ bị xóa hoàn toàn và trở lại dưới dạng tên miền tự do, có sẵn để đăng ký lại (Available).

Trạng thái có thể mua – Released (Available) 

Tên miền sẽ quay lại giai đoạn đầu với tình trạng “Available”, bắt đầu một chuỗi quy trình mới để có thể được đăng ký lại.

IV. Lợi ích khi sử dụng tên miền quốc tế cho doanh nghiệp

Chọn tên miền giúp quá trình phát triển, đưa một website vào sử dụng cho yêu cầu của từng cá nhân, hay các doanh nghiệp được thực hiện tốt. Với tên miền quốc tế đưa vào sử dụng được đánh giá cao, mang tới nhiều lợi ích lớn.

Lợi ích khi sử dụng tên miền quốc tế cho doanh nghiệp

Mở ra thị trường phạm vi toàn cầu

Ưu điểm đầu tiên đó chính là không bị giới hạn trong phạm vi thị tường trong nước mà việc sử dụng tên miền quốc tế giúp chúng ta không bị giới hạn về mặt địa lý hay thời gian làm việc. Phạm vi hoạt động toàn cầu giúp chúng ta tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn cả trong và ngoài nước.

Ngoài ra, việc có thể chủ động trong tìm kiếm khách hàng sẽ là yếu tố thúc đẩy và cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Tiết kiệm chi phí cho hoạt động quảng cáo

Một lợi ích không nhỏ của việc dùng tên miền quốc tế chính là việc tiết kiệm chi phí cho hoạt động quảng cáo. Thay vì phải thuê mặt bằng, nhân viên thì tiếp cận khách hàng qua website được đánh giá cao. Sử dụng tên miền quốc tế giúp chúng ta phục vụ hiệu quả, cho số lượng lớn khách hàng cùng lúc, thuộc mọi đối tượng, ở mọi quốc gia khi có yêu cầu.

Khẳng định sự chuyên nghiệp

Với một tên miền quốc tế sử dụng đuôi như .com, hay .net, .org,… luôn được đánh giá cao, cho thấy được sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Qua đó việc thu hút được khách hàng, tạo dựng sự tin tưởng từ người dùng là điều mà chúng ta có thể yên tâm.

Tạo lợi thế cạnh tranh hiệu quả

Tạo lợi thế cạnh tranh hiệu quả

Thay vì chỉ hoạt động trực tiếp thì không gian trên internet mở ra thị trường kinh doanh trực tuyến lý tưởng. Global Domain sẽ giúp mỗi doanh nghiệp, hoạt động ở bất kì lĩnh vực, ngành nghề nào cũng có điều kiện phát triển tốt nhất. Cùng domain quốc tế lựa chọn thích hợp giúp việc mở rộng quy mô hoạt động, tiếp cận tới nhiều khách hàng hơn được đảm bảo tốt.

V. Lý do cần khai báo tên miền quốc tế sau khi đăng kí?

Việc khai báo tên miền Global sau khi đăng kí là yêu cầu bắt buộc. Luật Công nghệ thông tin có quy định rõ ràng và cụ thể ở Điều 23 về việc các cá nhân, hay tổ chức khi xây dựng website nếu không sử dụng tên miền quốc gia đều phải thông báo, khai báo đầy đủ với Bộ Thông tin và Truyền thông các thông tin cơ bản như:

Việc khai báo tên miền quốc tế sau khi đã đăng kí với cơ quan có thẩm quyền là yêu cầu cần được nghiêm túc thực hiện. Các cá nhân, hay các tổ chức có trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin được khai báo, hoặc cung cấp nhanh chóng thông tin về những thay đổi nếu xuất hiện. Bất kì sai sót, hay việc không khai báo khi đăng ký tên miền quốc tế nào xảy ra đều có những biện pháp, hình thức xử phạt nhất định.

Theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 có quy định rõ ràng về hành vi vi phạm trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện và công nghệ thông tin sẽ bị áp dụng mức phạp hành chính từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng liên quan tới đăng kí tên miền song không khai báo, không tuân thủ theo đúng luật định

VI. Cách đăng ký tên miền quốc tế nhanh chóng, dễ dàng

Đăng ký tên miền quốc tế có thể thực hiện đơn giản và nhanh chóng chỉ với vài thao tác rất đơn giản, cụ thể:

Kiểm tra tên miền

Việc kiểm tra tên miền cần được thực hiện trước khi đăng ký. Nó đảm bảo tên miền mà chúng ta mong muốn chưa được bất kì cá nhân hay đơn vị nào sử dụng. Một tên miền đạt chuẩn cần đảm bảo:

Tiến hành thủ tục đăng kí

Tiến hành thủ tục đăng kí chúng ta cần thực hiện thông qua một vài các thao tác cơ bản đó là:

VII. Cách khai báo tên miền quốc tế sau khi đăng ký

Sau khi đã đăng ký tên miền quốc tế thành công, lúc này bạn nên tiến hành khai báo tên miền quốc tế vừa đăng ký. Quá trình khai báo tên miền quốc tế sẽ được tiến hành qua những bước sau:

Quá trình sau khi được hoàn thành thì lúc này hệ thống sẽ gửi một email tự động từ confirm@thongbaotenmien.vn về hòm thư điện tử mà chúng ta khai báo trước đó với tiêu đề Thông báo sử dụng tên miền quốc tế. Ở đó sẽ cung cấp thông tin về tên miền được khai báo, mật khẩu do bạn thực hiện được nhập ở form trước đó.

FAQ - Giải đáp các thắc mắc liên quan đến tên miền quốc tế

1. Tên miền quốc tế là gì?

Tên miền quốc tế là những tên miền được cấp phát bởi tổ chức ICANN và có thể sử dụng ở hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

2. Tên miền quốc tế đuôi gì?

Tên miền quốc tế gồm các đuôi phổ biến như: .com, .net, .edu, .org,...

terus-logo-profile
Cập nhật lúc 3 Tháng 3, 2025



Terus Technique là đội ngũ chuyên gia cung cấp thông tin về website, phần mềm và giải pháp quản lý. Mọi thông tin đều được chúng tôi cập nhật mỗi ngày nhằm cung cấp thông tin chính xác nhất.