Trong quá trình thiết kế UI/UX cho website, thì Prototype đóng vai trò rất quan trọng giúp đảm bảo cho sản phẩm đầu ra tốt nhất. Nhưng không phải ai cũng biết về Prototype, sau đây Terus sẽ nói rõ cho bạn biết về Prototype là gì? và tại sao Protype lại giúp tiệt kiệm thời gian cho dự án tốt hơn.

Prototype Là Gì? Prototype Ảnh Hưởng Như Thế Nào Trong UI/UX

I. Prototype là gì?

Trong UI/UX, Prototype là một bản giao diện được tạo ra có chức năng giới hạn nhằm kiểm tra hoạt động trước khi chuyển thành code. Điều này giúp người thiết kế và người dùng có cái nhìn sơ bộ về trải nghiệm của sản phẩm trước khi bắt đầu thực hiện.

Nhờ có Prototype mà người làm có thể đánh giá tính khả thi của thiết kế UI/UX mà không cần chờ hoàn thành xong dự án. Tùy theo mục tiêu hướng tới mà sẽ sử dụng 2 loại Prototype khác nhau: Prototype low-fidelity (thô sơ) hoặc high-fidelity (chi tiết).

Prototype là gì

Khi triển khai bản Prototype, chúng ta sẽ có một giao diện hoàn chỉnh gần giống với sản phẩm cuối nhất. Từ phiên bạn này ta có thể đánh giá những tính năng, bố cục website được dự tính là đem lại trải nghiệm khách hàng tốt liệu có đúng không? Có cần chỉnh sửa gì hay không? Có yếu tố nào bị hư hỏng không?

Phân loại Prototype

Sẽ có nhiều loại Prototype được tạo ra nhằm phục vụ các mục đích khác nhau nhưng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những loại phổ thông nhất.

II. So sánh Interactive và Static Prototypes

Sau đây tôi sẽ so sánh và phân tích sự khác nhau giữa Interactive và Static Prototypes.

1. Interactive Prototypes

Interactive prototype hay còn gọi là clickable prototype là kiểu prototype được thực hiện bằng phần mềm chuyên dụng, gắn sẵn các lệnh tương tác để mô phỏng các phản hồi của giao diện khi người dùng bấm vào.

Interactive Prototypes

Vì cần đo lường và tính toán nhiều yêu cầu phải tính nhiều trường hợp người dùng tương tác và chồng chéo lên nhau. Điều này dẫn tới sẽ tốn rất nhiều thời gian để đặt lệnh và tương tác giữa các thành phần.

2. Static Prototypes

Static Prototypes

Là kiểu prototype được điều khiển bởi một người hiểu về thiết kế của giao diện và hệ thống, người này sẽ đóng vai máy tính để phản hồi trực tiếp với hành động của người dùng. Sau đây là những phương thức sử dụng static prototypes phổ biến:

  1. Wizard of Oz: là một kỹ thuật thử nghiệm người dùng trong đó một người thực (đóng vai "pháp sư") sẽ điều khiển từ xa những gì người dùng thấy trên màn hình. Thay vì một hệ thống tự động, "pháp sư" sẽ quyết định nội dung hiển thị dựa trên các hành động của người dùng.
  2. Paper-Prototype: Người tham gia thử nghiệm sẽ tương tác với các tờ giấy như thể đang tương tác với một màn hình thật. Khi người dùng "chạm" vào một phần tử trên giao diện giấy, "máy tính" sẽ tìm và đưa ra tờ giấy tương ứng với phản hồi của hệ thống.
  3. Steal-the-Mouse: giống với phương pháp Wizard of Oz nhưng "pháp sư" sẽ ở cùng 1 phòng với người sử dụng.

III. Tầm quan trọng của Prototype

Prototype sẽ giúp quá trình thiết kế UI/UX tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí sản xuất, không những vậy mà còn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra là website chuẩn UI/UX.

1. Kiểm tra khả thi của thiết kế

Kiểm tra khả thi của thiết kế

Các nhà thiết kế UX/UI có thể nhanh chóng xây dựng Prototype để kiểm tra xem ý tưởng thiết kế của họ có thực sự phù hợp và khả thi hay không. Sẽ rất dễ dàng để điều chỉnh ngay từ đầu khi hệ thống chưa bắt đầu liên kết với nhau.

2. Nhận góp ý từ người dùng

Thay vì phải sửa đổi liên tục khi đã xong sản phẩm, với các bản prototype được tung ra liên tục sẽ nhận lại những đánh giá của người dùng. Thu thập và cải thiện dựa trên đấy sẽ giúp bản hoàn thiện cuối cùng ít lỗi hơn và đảm bảo người dùng dễ dàng sử dụng sản phẩm.

Nhận góp ý từ người dùng

3. Chỉnh sửa dễ dàng hơn

Như đã đề cập ở trên với các bạn thì các bản thiết kế UI/UX thường chồng chéo lên nhau bởi các chức năng, vì thế khi đã hoàn thành xong mà phải chỉnh sửa sẽ tốn rất nhiều thời gian. Nhưng nhờ có Prototype giúp các công ty không phải đầu tư quá nhiều vào một sản phẩm hoàn chỉnh trước khi chưa biết nó có đáp ứng đúng mong muốn khách hàng hay không.

Bài viết trên đây là những định nghĩa cơ bản về Prototype, phân loại Prototype và những ảnh hưởng trực tiếp của Prototype đến với quá trình thiết kế UI/UX. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết của Terus.

terus-logo-profile
Cập nhật lúc 22 Tháng 11, 2024