Khi thực hiện thiết kế và quản lý website thì sử dụng subdomain là việc cần thiết phải làm để giúp tạo thành hệ thống website gắn kết với nhau. Tuy nhiên chưa phải ai cũng biết về subdomain và cách sử dụng subdomain sao cho đúng, bài viết này Terus sẽ đi qua hết những vấn đề nói trên cho bạn.
I. Subdomain là gì?
Subdomain là một tên miền phụ được sinh ra từ trên domain chính. Subdomain sẽ là một nhánh cây trên một cây domain lớn. Ví dụ với tên miền "cdn.terusvn.com" thì cdn là tên miền phụ sẽ là "cdn", còn "terusvn.com" là tên miền chính.
Việc chia subdomain có chủ ý của người quản lý website, giúp chia nội dung thành các domain khác nhau và phát triển theo hướng khác nhau giúp dễ quản lý hơn. Với vai trò là tên miền phụ, subdomain sẽ giúp tạo ra một cấu trúc website được gắn kết chặt chẽ, tối ưu trải nghiệm người dùng và đem lại hiệu quả SEO tốt hơn.
Cấu trúc của Subdomain
Subdomain sẽ có cấu trúc [tên subdomain].[tên miền chính]. Như vậy khi bạn mong muốn có một trang chuyên về tin tức có thể tạo ra subdomain như: "new.terusvn.com".
Với cấu trúc riêng biệt, subdomain giống như một nhánh nhỏ của tên miền chính, cho phép bạn quản lý nội dung một cách linh hoạt và độc lập.
Lợi ích khi sử dụng Subdomain
Những lợi ích nhận lại được khi sử dụng Subdomain để phát triển website:
- SEO hiệu quả: Tối ưu hóa SEO cho từng subdomain giúp tăng khả năng xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm.
- Cấu trúc rõ ràng: Phân chia nội dung vào các subdomain giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin.
- Quản lý dễ dàng: Mỗi subdomain hoạt động độc lập, giúp bạn quản lý website một cách linh hoạt và hiệu quả.
- Bảo mật tốt hơn: Cô lập các phần khác nhau giúp giảm thiểu rủi ro khi xảy ra sự cố.
- Mở rộng không giới hạn: Tạo thêm subdomain để mở rộng quy mô website mà không ảnh hưởng đến tên miền chính.
- Tăng khả năng nhận diện: Mỗi subdomain như một thương hiệu con, giúp tăng độ nhận diện và mở rộng thị trường.
II. Phân biệt điểm khác nhau của Domain và Subdomain
Để dễ dàng nhìn thấy sự khác biệt giữa domain và subdomain, tôi sẽ tạo ra một bảng để dễ dàng nhìn thấy sự khác biệt.
Domain | Subdomain | |
Định nghĩa | Domain là địa chỉ truy cập của một website hoặc tài nguyên trực tuyến được quy định trên Internet. | Subdomain là một tên miền phụ được sinh ra từ trên domain chính. |
Cấu trúc | SLD.TLD, ví dụ: terusvn.com | subdomain.SLD.TLD, ví dụ: blog.terusvn.com |
Mục đích sử dụng | Dùng để phân loại nội dung trên tên miền chính | Dùng để xác định và truy cập vào trang chủ của website. |
Cách quản lý | Có thể quản lý thông qua dashboard của nhà cung cấp tên miền | Dùng chung với domain không cần thông qua bên khác |
Yếu tố SEO | Được xếp hạng riêng biệt giữa các domain trên công cụ tìm kiếm | Subdomains là các thực thể riêng biệt hoặc phần mở rộng của domain chính. Vẫn hoàn toàn có thể làm SEO |
III. Cách tạo subdomain chi tiết
1. Tạo subdomain trên cPanel
Quy trình tạo subdomain với cPanel bao gồm:
- Đăng nhập vào cPanel: Truy cập vào địa chỉ cPanel của bạn (thường có dạng https://yourdomain.com/cpanel).
- Tìm và chọn mục "Subdomains": Trong giao diện cPanel, bạn sẽ tìm thấy mục "Subdomains" nằm trong phần "Domains".
- Điền thông tin:
- Subdomain: Nhập tên subdomain bạn muốn tạo (ví dụ:
blog
). - Domain: Chọn tên miền chính mà bạn muốn tạo subdomain.
- Document Root: Đây là thư mục gốc của subdomain. Nếu bạn muốn subdomain chia sẻ cùng một thư mục với tên miền chính, hãy để mặc định.
- Subdomain: Nhập tên subdomain bạn muốn tạo (ví dụ:
- Nhấn "Create": Sau khi điền đầy đủ thông tin, nhấn nút "Create" để tạo subdomain.
Khi tạo và sau khi tạo subdomain cần chú ý những yếu tố sau:
- Document Root: Nếu bạn muốn tạo một thư mục riêng cho subdomain, hãy nhập đường dẫn đến thư mục đó vào ô "Document Root".
- Phân quyền: Đảm bảo rằng thư mục gốc của subdomain có quyền truy cập đúng để website hoạt động bình thường.
- Thiết lập DNS: Sau khi tạo subdomain, bạn có thể cần cập nhật DNS để tên miền mới hoạt động.
- Tạo nội dung: Bạn có thể tạo các file HTML, CSS, JavaScript hoặc cài đặt hệ thống quản trị nội dung (CMS) như WordPress vào thư mục gốc của subdomain.
- Cấu hình: Cấu hình các thiết lập khác như email, database cho subdomain nếu cần.
2. Tạo subdomain trên Direct Admin
Cách tạo subdomain trên Direct Admin:
- Đăng nhập vào Direct Admin: Truy cập vào địa chỉ Direct Admin của bạn (thường có dạng
https://yourdomain.com:2222
). - Tìm và chọn mục "Sub-domain Management": Bạn sẽ tìm thấy mục này trong danh sách các dịch vụ.
- Thêm Subdomain:
- Nhập tên subdomain: Điền tên mong muốn vào ô "Sub-domain".
- Chọn domain: Chọn tên miền chính mà bạn muốn tạo subdomain.
- Nhấn "Create": Sau khi điền đầy đủ thông tin, nhấn nút "Create" để tạo subdomain.
IV. Lưu ý khi sử dụng Subdomain
Trước khi sử dụng Subdomain bạn cần phải biết những lưu ý sau đây:
- Miễn phí và không giới hạn: Tạo subdomain hoàn toàn miễn phí và không giới hạn số lượng. Bạn có thể thoải mái xây dựng nhiều website con dưới tên miền chính của mình.
- Hoạt động độc lập: Mỗi subdomain như một website riêng biệt, cho phép bạn quản lý và phát triển nội dung một cách linh hoạt.
- Phụ thuộc vào tên miền gốc: Tuy nhiên, subdomain vẫn phụ thuộc vào tên miền chính. Nếu tên miền chính gặp vấn đề, các subdomain cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Nhìn chung, subdomain và domain có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Subdomain giống như nhánh cây và domain là thân cây chính. Bạn cần phải biết những kiến thức cơ bản này để có thể tạo ra một website chuyên nghiệp và thân thiện với người dùng. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết của Terus.