Website chắc chắn đã trở nên vô cùng quen thuộc với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay. Nơi mà tất cả thông tin mà con người cần đều có thể tìm kiếm được trên Internet, cụ thể hơn là những công cụ tìm kiếm mạnh mẽ như Google, Bing,…
Website là một kho thông tin, công cụ, “ngôi nhà” cho bất cứ doanh nghiệp nào. Cho dù là đưa các thông tin sản phẩm, dịch vụ, thông tin của doanh nghiệp hay sử dụng như một công cụ để quảng bá thương hiệu, website đều có thể làm được.
Tuy nhiên, với độ phổ biến của thuật ngữ này. Nhiều người vẫn chưa hình dung ra website và ý nghĩa thật sự của nó. Chính vì thế mà bài viết này của Terus sẽ đề cập đến các khái niệm liên quan đến website cùng với đó là những vai trò, lợi ích mà website có thể mang lại cho những ai sở hữu nó.
I. Website là gì?
Website là tập hợp các trang chứa thông tin bao gồm văn bản, hình ảnh, video, dữ liệu,… nằm trên một domain, được lưu trữ trên máy chủ web. Website có thể được người dùng truy cập từ xa thông qua mạng Internet.
Một website có thể tồn tại dưới dạng tập tin HTML hoặc XHTML và có thể truy cập bằng các giao thức như HTTP, HTTPS. Website có thể xây dựng từ các tập tin HTML (website tĩnh) hoặc vận hành với các CMS chạy trên máy chủ (website động). Bên cạnh đó, website được xây dựng trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như: PHP, JavaScript, Java,…
Hiểu theo cách đơn giản hơn, website cho phép chủ sở hữu đưa thông tin cá nhân, thông tin doanh nghiệp, thông tin về sản phẩm, dịch vụ hay đăng tải bất kỳ chủ đề nào để người khác có thể truy cập thông qua internet.
Về mặt kỹ thuật, website là tập hợp những trang được liên kết, nhóm lại với nhau trên Internet. Và tất nhiên, những trang này có thể chứa thông tin hoặc dịch vụ được cung cấp bởi các doanh nghiệp/tổ chức và có thể tồn tại ở nhiều định dạng khác nhau như: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,…
Những trang cần có của một website
Dựa trên hàng tỷ website đang có mặt trên Internet, Terus đã tổng hợp được những trang quan trọng mà một website cần có, cụ thể là:
- Trang chủ: Đây là trang đầu tiên mà người dùng nhìn thấy khi truy cập vào website của bạn. Trang chủ nên giới thiệu rõ ràng về website, sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp, cũng như cung cấp các liên kết đến các trang quan trọng khác trên website.
- Trang giới thiệu: Trang giới thiệu cung cấp thêm thông tin chi tiết về doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân sở hữu website. Trang này có thể bao gồm thông tin về lịch sử, sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và đội ngũ nhân viên của bạn.
- Trang sản phẩm/dịch vụ: Đây là những trang giới thiệu chi tiết về các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Các trang này nên bao gồm hình ảnh, mô tả, giá cả và thông tin khác có liên quan.
- Trang liên hệ: Trang liên hệ cung cấp thông tin cho người dùng để liên hệ với bạn. Trang này nên bao gồm địa chỉ email, số điện thoại, địa chỉ bưu điện và biểu mẫu liên hệ.
- Trang pháp lý: Bao gồm các trang như điều khoản sử dụng, chính sách riêng tư, chính sách thanh toán để quảng bá yếu tố pháp lý của website.
Tuy nhiên, đây chỉ là những trang mà Terus cho rằng quan trọng đối với một website. Bởi tùy vào mục tiêu và nhu cầu sử dụng cụ thể của website mà những trang này có thể thay đổi.
II. Các thuật như liên quan đến website
Các website có thể được sử dụng theo nhiều loại khác nhau tùy theo nhu cầu của người sử dụng, những loại website phổ biến đó chính là: website cá nhân, website doanh nghiệp, website bán hàng, website thương mại điện tử,… Ngoài ra, cũng có những thuật ngữ mà bạn cần phải nắm để có thể hiểu rõ được website nhé:
- Quản trị website
- Địa chỉ website
- Cập nhật website
- URL
1. Quản trị website
Quản lý trị website là một quy trình quản trị và tối ưu hóa nhằm đảm bảo duy trì và vận hành website tốt hơn cũng như trải nghiệm người dùng tốt hơn. Quản trị website bao gồm các công việc được thực hiện sau khi tạo website, như:
- Viết nội dung website.
- Vận hành và giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
- Thực hiện các hoạt động nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.
- Website Responsive.
Nếu bạn vẫn chưa nắm được website responsive là như thế nào? Hãy tham khảo bài viết này của Terus: Responsive Là Gì?
2. Địa chỉ website
Địa chỉ website hay tên miền là một liên kết hoặc URL mà người dùng sử dụng để truy cập một website thông qua trình duyệt. Mỗi website có địa chỉ riêng để đảm bảo tính duy nhất của nó. Ví dụ như: terusvn.com, facebook.com,...
3. Cập nhật website
Cập nhật website là hoạt động trong đó các thông tin, thành phần được thay đổi hoặc bổ sung vào website nhằm đáp ứng xu hướng thay đổi của thời đại, không gây nhàm chán cho người dùng khi truy cập. Cập nhật một website bao gồm những việc cần làm, chẳng hạn như:
- Cập nhật nội dung của một website.
- Cập nhật tính năng website.
- Cập nhật xu hướng.
4. URL
URL là viết tắt của “Uniform Resource Locator,” hay có thể tạm gọi là “Trình định vị tài nguyên thống nhất”. Địa chỉ URL của một website là một đường liên kết trỏ đến các tài nguyên trên của website đó trên Internet.
Hầu hết các trình duyệt web hiển thị URL của website ở phía trên trong thanh địa chỉ. URL của website là một đoạn văn bản dễ đọc và nó được sử dụng để thay thế cho địa chỉ IP (dài và khó nhớ) mà máy tính sử dụng để kết nối với máy chủ.
III. Cách hoạt động của một website
Trước khi đi vào cách hoạt động của một website, bạn cần phải nắm hai thuật ngữ sau: Internet và World Wide Web bởi chúng chính là nền tảng của mọi website hiện nay đang có mặt trên thế giới. Theo định nghĩa:
- Internet là công nghệ hay cấu trúc cơ bản, kết nối các máy tính trên khắp thế giới với nhau để cho phép chia sẻ thông tin.
- World Wide Web là hệ thống cho phép việc chia sẻ thông tin qua internet.
Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về 2 thuật ngữ trên qua: World Wide Web là gì? Tổng hợp kiến thức về WWW và Internet Là Gì? Tổng Hợp Thông Tin Về Internet.
Một website sẽ gồm nhiều webpage (trang con) là tập hợp các tập tin dạng HTML hoặc XHTML được lưu trữ trên máy chủ (web server). Từ đó, người dùng có thể truy cập vào website thông qua các trình duyệt như Google Chrome, Microsoft Edge, Mozilla Firefox, Safari,…
Tuy nhiên, website chỉ là một trong nhiều cách chia sẻ thông tin trên Internet. Ngoài ra, người dùng còn có thể sử dụng email hay giao thức FTP để có thể chia sẻ thông tin trên Internet.
Và để một website có thể hoạt động tốt. Đây là những thứ cơ bản mà một website cần phải có:
- Domain (tên miền): Tên miền là địa chỉ website của bạn, cho phép người dùng dễ dàng truy cập vào website của bạn.
- Hosting (không gian lưu trữ dữ liệu): Là máy chủ dùng để lưu trữ mã nguồn và các thành phần khác của website.
- Source Code (mã nguồn website): Đây là một hệ thống gồm một hoặc nhiều tập tin được viết dựa trên các ngôn ngữ lập trình và được kết nối thành giao diện người dùng trên website.
Có thể bạn sẽ quan tâm đến các thông tin về Domain, Hosting và Source Code mà Terus đã từng cung cấp.
Ngoài ra, đường truyền và kết nối mạng (Internet) là điều kiện cần thiết để người dùng có thể truy cập vào các website này. Nếu không, bạn hoặc người dùng chỉ có thể truy cập trong cùng một hosting hoặc mạng nội bộ (LAN).
IV. Giao diện Website gồm những thành phần nào?
Sau khi tìm hiểu rõ hơn về website, Terus sẽ phân tích các thành phần của một website đơn giản và phổ biến nhất. Bởi vì các thành phần, nội dung của mỗi website sẽ khác nhau tùy vào mục đích lần nhu cầu sử dụng. Các phần của website, cụ thể là:
- Header
- Slider/ Carousel
- Content Area
- Footer
1. Header
Header là thuật ngữ được đặt cho tiêu đề hoặc biểu tượng ở đầu trang. Mục đích của Header là giúp người truy cập dễ dàng hiểu được các thành phần, nội dung của website.
Phần này thường bao gồm logo, số điện thoại, ngôn ngữ, thông tin đăng nhập hoặc đăng ký, tìm kiếm, giỏ hàng,... Một số website chuyên biệt được tạo ra với mục đích chuyển đổi thường sẽ không có Header, mục đích duy nhất là không gây khó chịu cho người dùng. Từ đó, bạn có thể dễ dàng tăng tỷ lệ chuyển đổi một cách nhanh chóng.
2. Slider/ Carousel
Slider – Thanh trượt là thuật ngữ dùng để chỉ việc trình chiếu slide trên một website. Ví dụ về thanh trượt có thể là băng chuyền hiển thị sản phẩm hoặc ảnh. Ở các website trước đó, nó còn được gọi là Banner khi Slider này là hình ảnh tĩnh.
Slider được đặt dưới Header và để thể hiện những đặc điểm tuyệt vời của công ty như slogan, sản phẩm hoặc dịch vụ.
Những hình ảnh này sẽ được cài đặt để trượt ngang tương tự như slide hoặc một hướng nào đó nhất định và đính kèm những hiệu ứng (dạng carousel). Tại đây, Slider cũng sẽ được tích hợp nút điều hướng để người dùng xem ảnh tiếp theo hoặc trở về ảnh trước đó một cách dễ dàng.
Thông thường, trên Slider sẽ được đặt các nút kêu gọi hành động (CTA). Cụ thể là: Đặt hàng, tư vấn ngay, liên hệ,… Đây là phần quan trọng mà bạn không nên bỏ qua khi thiết kế website khách sạn, resort. Thiết kế website ô tô, ... và bất kỳ website công nghiệp nào khác đòi hỏi tính thẩm mỹ cao.
3. Content Area
Trong số các thành phần của một website, nội dung là yếu tố quan trọng nhất. Bởi vì Content Area là nội dung chính của website, là nơi cung cấp thông tin tới người đọc, là phần chứa nhiều thông tin nhất về các chuyên mục, sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp muốn thể hiện.
Nội dung này cần được trình bày ở dạng dễ nhìn, dễ đọc và quan trọng hơn nữa là tính hữu ích của thông tin sẽ giúp người dùng ở lại website của bạn lâu hơn.
Nội dung có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, ... Ngoài ra, đây chính là khu vực mà Google có thể đánh giá xem website của bạn có hữu ích hay không. Đối với các website chuẩn SEO thì đây là thành phần then chốt và được đầu tư nhiều nhất.
4. Footer
Footer thường được nằm ở cuối website, ở đây sẽ bao gồm những thông tin như bản quyền, liên kết nhanh, thông tin của website (ví dụ: các kênh social của doanh nghiệp, thông tin liên hệ, trụ sở hoạt động,…).
Đọc thêm: Những Nguyên Tắc Thiết Kế Website Cơ Bản, Hiệu Quả
V. Lợi ích của việc sở hữu website
Nhìn chung, cho dù là quy mô lớn hay nhỏ, mỗi website đều cần phải được chăm chút và chuyên nghiệp. Bởi theo số liệu từ Google, người dùng có xu hướng tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ rất kỹ lưỡng trước khi quyết định mua hàng từ doanh nghiệp trên Internet.
Nếu vậy, trong tình huống tồi tệ, bạn vẫn chưa có website hoặc website của bạn không được tối ưu cho người dùng. Những khách hàng của bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Họ sẽ đi tìm đối thủ cạnh tranh của bạn và từ đó doanh nghiệp của bạn đã bỏ lỡ cơ hội để có thể tăng doanh thu, mở rộng thị trường.
Chính vì thế mà bạn cần đặt sự quan tâm nhiều hơn vào website vì những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp, bao gồm:
- Hiện diện trực tuyến 24/7: Website giúp doanh nghiệp có mặt trên internet mọi lúc mọi nơi, cho phép khách hàng truy cập thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ bất cứ lúc nào họ muốn.
- Quảng bá thương hiệu và uy tín: Website là nơi để doanh nghiệp giới thiệu thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của mình đến khách hàng tiềm năng. Một website được thiết kế đẹp mắt và cung cấp thông tin đầy đủ, hữu ích sẽ giúp xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và uy tín cho doanh nghiệp.
- Mở rộng thị trường: Website giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới. Không bị giới hạn bởi vị trí địa lý, doanh nghiệp có thể dễ dàng bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở bất kỳ nơi đâu.
- Tăng doanh thu: Website có thể được sử dụng để bán hàng trực tuyến, thu thập thông tin khách hàng tiềm năng và tạo ra các chương trình khuyến mãi.
- Tiết kiệm chi phí: Website giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành bằng cách tự động hóa một số quy trình kinh doanh, chẳng hạn như hỗ trợ khách hàng và xử lý đơn hàng.
- Nâng cao dịch vụ khách hàng: Website cung cấp cho khách hàng một kênh để dễ dàng liên hệ với doanh nghiệp và nhận hỗ trợ. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng website để thu thập phản hồi từ khách hàng và cải thiện dịch vụ của mình.
- Thu thập dữ liệu khách hàng: Website giúp doanh nghiệp thu thập dữ liệu về khách hàng, chẳng hạn như thông tin liên hệ, sở thích và hành vi mua sắm. Dữ liệu này có thể được sử dụng để cải thiện chiến lược marketing và bán hàng của doanh nghiệp.
- Tăng cường khả năng cạnh tranh: Trong thời đại ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có website. Doanh nghiệp không có website sẽ bị lép vế so với các đối thủ cạnh tranh.
VI. Tổng kết
Bài viết là các thông tin về Website và các loại Website mà Terus muốn gửi đến cho quý đơn vị đang hợp tác đến Terus và bạn bè doanh nghiệp của Terus.
Hi vọng bài viết có thể giúp ích được cho bạn hiểu rõ hơn về sơ đồ tư duy, lợi ích và cách sử dụng công cụ tuyệt vời này trong công việc, học tập và đời sống, cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết.
Nếu bạn có bất cứ yêu cầu gì về Terus có thể liên hệ tại đây nhé!
Theo dõi Terus tại:
FAQ - Giải đáp các thắc mắc liên quan đến Website
1. Website là gì?
Website là tập hợp các trang web và nội dung liên quan có thể truy cập được thông qua một tên miền duy nhất. Nó được lưu trữ trên một máy chủ website và người dùng có thể truy cập thông qua trình duyệt website. Trang web được sử dụng để hiển thị thông tin, cung cấp dịch vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên lạc và tương tác trên internet.
2. Hiện nay có những loại trang web nào?
Hiện nay có nhiều loại trang web khác nhau, bao gồm:
- Trang web thương mại điện tử
- Trang web viết blog
- Trang web mạng xã hội
- Trang web Tin tức và Truyền thông
- Trang web giáo dục
3. Những bước phát triển mới trên trang web vào năm 2024 là gì?
Vào năm 2024, các trang web đã chứng kiến một số xu hướng và phát triển mới, bao gồm:
- Thiết kế ưu tiên thiết bị di động: Với việc sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng ngày càng tăng, các trang web hiện đang ưu tiên thiết kế thân thiện với thiết bị di động và bố cục đáp ứng để đảm bảo trải nghiệm người dùng tối ưu trên nhiều kích cỡ màn hình khác nhau.
- Tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói: Các trang web đang thích ứng với sự phổ biến ngày càng tăng của tìm kiếm bằng giọng nói bằng cách tối ưu hóa nội dung cho truy vấn bằng giọng nói và tích hợp trợ lý giọng nói, chẳng hạn như Amazon Alexa hoặc Google Assistant, vào nền tảng của họ.
- Ứng dụng website lũy tiến (PWA): PWA là các ứng dụng website cung cấp trải nghiệm giống như ứng dụng cho người dùng. Chúng có thể được cài đặt trên thiết bị, hoạt động ngoại tuyến và cung cấp thông báo đẩy, khiến chúng trở nên hấp dẫn và thuận tiện hơn cho người dùng.
- Cá nhân hóa nâng cao: Các trang web đang tận dụng dữ liệu người dùng và công nghệ trí tuệ nhân tạo để mang lại trải nghiệm được cá nhân hóa. Điều này bao gồm các đề xuất nội dung được cá nhân hóa, đề xuất sản phẩm phù hợp và giao diện người dùng tùy chỉnh.
- Tăng cường nhấn mạnh vào bảo mật trang web: Với mối lo ngại ngày càng tăng về vi phạm dữ liệu và quyền riêng tư trực tuyến, các trang web đang ưu tiên các biện pháp bảo mật như mã hóa HTTPS, xác thực hai yếu tố và kiểm tra bảo mật thường xuyên để bảo vệ thông tin người dùng.
Đọc thêm:
- Schema là gì?
- Cách xây dựng website chi tiết A-Z cho người mới bắt đầu
- Template là gì?
- Top 10 tiêu chí của website bán hàng chuyên nghiệp
- Xây dựng hệ thống bán hàng với website như thế nào cho chuẩn?
- Làm sao xây dựng website bán hàng hiệu quả?