Viral có nghĩa là gì? Viral quan trọng đối với doanh nghiệp như thế nào? Điều doanh nghiệp cần làm để trở nên nổi tiếng. Tìm hiểu với Terus ngay!

I. Chiến dịch viral là gì?
Cụm từ “nổi tiếng”, còn được gọi là “viral“, là một thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ một video, thông điệp hoặc nội dung phổ biến được chia sẻ rộng rãi trên Internet trong thời gian ngắn.

Việc nội dung trở nên “viral” là khi nó được phổ biến nhanh chóng trên mạng xã hội hoặc các nền tảng truyền thông trực tuyến khác, thu hút nhanh sự chú ý của một lượng lớn người xem và trở thành một hiện tượng đáng chú ý trong thời gian ngắn.
Lưu ý về thiết kế nội dung viral:
- Sáng tạo và độc đáo
- Gây cảm xúc
- Độ dài phù hợp
- Tận dụng các nền tảng truyền thông xã hội
- Quản lý thời gian phát hành
- Gắn kết với xu hướng hiện tại
- Xây dựng mới quan hệ với Influencer
- Theo dõi và tương tác
Các định dạng content phổ biến được sử dụng
- Video ngắn (TikTok, Instagram Reels, YouTube Shorts,...).
- Video hài hước.
- Video storytelling (kể chuyện cảm động, truyền cảm hứng).
- Video bắt trend (trend-based content).
- Meme hình ảnh, Gif.
- Meme text-based (dựa vào câu chữ).
- Infographic (hình ảnh chứa thông tin trực quan).
- Mini game hoặc quiz tương tác.
- Nội dung do người dùng tạo (User-Generated Content - UGC).
- Livestream (sự kiện, giao lưu, thử thách trực tiếp).
- Khảo sát hoặc Poll.
- Story trên mạng xã hội (Instagram, Facebook, Snapchat).
- Challenge (thử thách cộng đồng, hashtag challenge).
- Nội dung gây tranh cãi hoặc bất ngờ.
- Quotes/Status (câu trích dẫn truyền cảm hứng, hài hước).
- Hình ảnh trước và sau (Before-After).
- Câu chuyện cảm xúc mạnh (truyền động lực, cảm động).
II. Ưu, nhược điểm của khi sử dụng viral
Tất cả các phương thức Marketing đều có ưu và nhược điểm của riêng nó, tất nhiên thì viral cũng không ngoại lệ. Sau đây tôi sẽ đề cập đến ưu, nhược điểm của viral để bạn có thể nắm rõ hơn nó:
- Ưu điểm: khi sử dụng viral marketing, chi phí bạn bỏ ra là rất thấp và mức độ lan truyền của nó lại rất cao. Tất nhiên là sản phẩm và dịch vụ của bạn sẽ được in sâu trong tâm trí của các đối tượng mục tiêu mà bạn nhắm đến.
- Nhược điểm: qua mỗi lượt lan truyền hay chia sẻ, hình ảnh hoặc thông điệp bạn chia sẻ đi có thể bị sai lệch hoặc không đúng với mục tiêu ban đầu của chiến dịch. Vì thế mà khi sử dụng Viral thì bạn rất khó để có thể kiểm soát thông điệp.
III. Tầm quan trọng của hiện tượng viral
Hiện tượng nổi tiếng rất quan trọng đối với tiếp thị và truyền thông, cũng như đối với việc phát triển và phổ biến thông điệp.
- Tăng nhận diện và hiệu quả quảng bá
- Tiếp cận đối tượng mục tiêu rộng rãi
- Tạo dấu ấn cho chiến dịch viral
- Tăng tương tác và sự tham gia
- Hiệu ứng lan truyền cho chiến dịch viral
1. Tăng nhận diện và hiệu quả quảng bá
Nó có khả năng thu hút sự chú ý của một lượng lớn người xem nếu nội dung trở nên viral. Điều này giúp nội dung được nhận biết tốt hơn về sản phẩm, thương hiệu hoặc thông điệp liên quan.

2. Tiếp cận đối tượng mục tiêu rộng rãi
Hiện tượng viral cho phép nội dung tiếp cận được một lượng người dùng lớn hơn, bao gồm cả những người không phải là mục tiêu của quảng cáo ban đầu. Điều này tăng khả năng tiếp cận mục tiêu rộng rãi và cải thiện khả năng phổ biến thông điệp.

3. Tạo dấu ấn cho chiến dịch viral
Nội dung viral thường có khả năng tác động mạnh mẽ đến người xem. Nó có khả năng kích thích cảm xúc, thúc đẩy sự chia sẻ và thảo luận về nó và có khả năng thay đổi cách mọi người hành động và suy nghĩ.
4. Tăng tương tác và sự tham gia

Người xem thường tham gia và tương tác với nội dung viral. Điều này tạo ra sự tương tác mạnh mẽ, tăng cường sự tham gia của người dùng và hình thành một cộng đồng tập trung vào nội dung đó.
5. Hiệu ứng lan truyền cho chiến dịch viral
Hiện tượng viral có khả năng gây ra tác động mạnh mẽ đối với những người khác. Khi nội dung trở nên viral, nó có thể nhanh chóng lan truyền qua các kênh truyền thông như mạng xã hội, email, tin nhắn và các kênh khác. Điều này cho phép nhanh chóng phổ biến thông tin đến một lượng lớn người dùng.
IV. Các yếu tố tạo nên chiến dịch viral

Sau đậy là những yếu tố được Terus tổng hợp lại giúp bạn dễ dàng có một chiên dịch marketing viral dễ dàng hơn.
- Chia sẻ
- Tương tác
- Sáng tạo
- Tương quan với xu hướng và sự kiện
- Thời điểm phát hành chiến dịch viral
- Sự bổ trợ của influencer marketing
1. Chia sẻ
Nội dung phải có tính chia sẻ cao để người xem muốn chia sẻ nó với người khác. Điều này có thể vui vẻ, đáng yêu, xúc động hoặc gây tranh cãi.
2. Tương tác
Người xem có khả năng tương tác mạnh mẽ với nội dung. Người xem có thể muốn bình luận, like, chia sẻ hoặc tham gia vào thử thách hoặc hoạt động liên quan do điều này.
3. Sáng tạo
Nội dung phải sáng tạo và độc đáo. Sự mới mẻ và đột phá sẽ thu hút sự chú ý của người xem và khiến họ muốn chia sẻ với người khác.
4. Tương quan với xu hướng và sự kiện
Nội dung có khả năng viral cao hơn nếu liên quan đến xu hướng, sự kiện lớn hoặc vấn đề phổ biến. Người xem thường muốn được cập nhật và chia sẻ thông tin mới nhất.
5. Thời điểm phát hành chiến dịch viral
Thời điểm nội dung được phát hành cũng quan trọng. Nếu nội dung được phát hành vào thời điểm thích hợp, như trong một sự kiện quan trọng, một ngày lễ, hoặc vào thời điểm mà khán giả có thể tiếp cận dễ dàng, nó sẽ có khả năng lan truyền rộng rãi hơn.
6. Sự bổ trợ của influencer marketing
Nội dung có thể trở nên viral nhanh chóng với sự hỗ trợ từ các người nổi tiếng hoặc influencer. Người nổi tiếng chia sẻ hoặc ủng hộ nội dung thu hút sự chú ý và tăng khả năng lan truyền. Tuy nhiên, cần chọn một nơi uy tín để đăng ký KOL, chẳng hạn như REVU hoặc InfluenAds.
Đọc thêm: Influencer Marketing là gì?
V. Một số định dạng content sử dụng trong viral
Có nhiều kiểu định dạng content để tạo nên những nội dung viral được sử dụng phổ biến hiện nay, trong đó phải kể đến là 14 kiểu thông dụng sau đây:
- Định dạng Infographic content.
- Định dạng video content.
- Bài viết hướng dẫn How to.
- Bài viết định nghĩa cái gì đó.
- Bài viết giải thích Why?
- Định dạng bài list, liệt kê.
- Những bài viết cảm động.
- Những sự thật ít ai biết đến.
- Những nội dung bàn tán, gây tranh cãi.
- Ảnh chế, meme.
- Video, hình ảnh độc đáo.
- Ebook, bài viết chia sẻ kiến thức, tài liệu hay.
- Bài viết chia sẻ quan điểm cá nhân.
- Những thông tin mang tính khẩn cấp.
VI. Có những loại hình viral nào?
Có hai loại hình đang được sử dụng trong các chiến dịch marketing là viral nghe và viral nhìn, cụ thể:
1. Viral nghe
Là cách sử dụng các bài hát, âm thanh hay câu slogan hay, ấn tượng nào đó để gây sự chú ý, thích thú đối với người nghe. Những âm thanh nghe được sẽ khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu, sản phẩm hoặc tăng độ phủ sóng khi chúng được sáng tạo lại tạo ra một trend lan truyền rộng rãi.
Một ví dụ điển hình của viral nghe đó là chiến dịch marketing của Điện Máy Xanh, lời bài hát lần lượt là những câu hỏi về nhu cầu mua sắm đồ điện tử như “Bạn muốn mua TV?”, “Bạn muốn mua tủ lạnh?’ và tất cả được trả lời bằng “Đến Điện Máy Xanh”.
Cụm từ “Điện máy xanh” được lặp đi lặp lại đã hình thành một sự ghi nhớ nhất định trong tâm trí người nghe, giúp thương hiệu viral trên khắp các nền tảng và trở thành top of mind mỗi khi người dùng có nhu cầu mua sắm đồ điện tử gia dụng.
2. Viral nhìn
Đó là cách dùng các video, banner, hình ảnh,… để quảng cáo cho thương hiệu trên các kênh truyền thông phổ biến dễ tiếp cận số đông khách hàng. Các video, hình ảnh sử dụng để viral phải có điểm nhấn đặc trưng của thương hiệu để khi nhìn vào chúng, khách hàng sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu của bạn.
Với viral nhìn, chúng ta có thể nhìn vào trường hợp của Shopee. Nhờ vào việc tận dụng màu sắc đặc trưng cùng hình ảnh và đồ họa bắt mắt, Shopee luôn tạo ra những chiến dịch truyền thông dễ nhận diện và gây ấn tượng mạnh.
Điển hình như chiến dịch "9.9 Ngày Siêu Mua Sắm", Shopee đã sử dụng tông màu cam chủ đạo kết hợp với hình ảnh sôi động, đồ họa sinh động và sự xuất hiện của các KOL nổi tiếng.
Không chỉ xuất hiện dày đặc trên billboard, pano ngoài trời, mà chiến dịch này còn phủ sóng trên các nền tảng giải trí, mạng xã hội và các trang báo điện tử.
Đặc biệt, điểm nhấn của chiến dịch chính là bài hát quảng cáo có giai điệu vui nhộn và dễ nhớ, cùng những điệu nhảy đơn giản nhưng dễ bắt chước, khiến chiến dịch nhanh chóng trở thành trào lưu trên mạng xã hội và thu hút sự quan tâm lớn từ người dùng, đặc biệt là giới trẻ.
VII. Hướng dẫn tạo một chiến dịch viral hiệu quả
Để tạo được một chiến dịch marketing viral thành công bạn cần phải có sự đầu tư và chuẩn bị một kế hoạch thật kỹ lưỡng. Để đạt được hiệu quả tốt nhất Terus sẽ chia sẻ cho bạn những bước quan trọng cần thực hiện như sau:
Bước 1: Tạo thông điệp
Trước hết, bạn cần xác định rõ thông điệp muốn truyền tải ở đây là gì? Dành cho ai? Thông điệp truyền thông là vô cùng quan trọng, quyết định rất lớn đến sự thành công của chiến dịch. Thông điệp phải ấn tượng, dễ nhớ, dễ tạo hiệu ứng lan truyền thì mới dễ trở nên viral.
Một ví dụ cụ thể về việc tạo thông điệp thành công là chiến dịch viral marketing của thương hiệu Biti’s. Hướng đến phân khúc khách hàng trẻ yêu thích sự khám phá và trải nghiệm, Biti’s đã hợp tác với nam ca sĩ Sơn Tùng M-TP để ra mắt MV Lạc Trôi, trong đó sản phẩm giày Biti’s Hunter xuất hiện xuyên suốt.
Ngay sau khi ra mắt, MV nhanh chóng đạt hàng chục triệu lượt xem, leo lên top trending và tạo hiệu ứng mạnh mẽ trên mạng xã hội. Câu chuyện về hành trình khám phá bản thân trong bài hát cùng với hình ảnh đôi giày bền bỉ đã giúp thông điệp “Biti’s – Nâng niu bàn chân Việt” được lan tỏa rộng rãi.
Chiến dịch này không chỉ giúp Biti’s khẳng định vị thế trong lòng giới trẻ mà còn góp phần thay đổi nhận diện thương hiệu, biến Biti’s Hunter thành một sản phẩm thời trang được săn đón. Qua đó, có thể thấy sức mạnh của việc xây dựng một thông điệp ý nghĩa trong chiến dịch marketing viral.
Bước 2: Tạo content viral
Sau khi đã xác định được thông điệp viral, bạn cần lựa chọn dạng content sẽ sử dụng và lên ý tưởng thực hiện chúng. Trên thực tế hiện nay có trên 80% các content viral được thực hiện dưới dạng video.
Việc xây dựng nội dung content viral cũng là một bài toán khó mà đội ngũ thực hiện cần phải tính toán kỹ lưỡng. Nội dung xây dựng cần ưu tiên sự ngắn gọn, súc tích, làm nổi bật thông điệp truyền đi. Bật mí cho bạn một số từ khóa hữu ích khi làm nội dung viral dễ chạm đến cảm xúc người khác như: sự tức giận, nỗi sợ hãi, lòng trắc ẩn, cảnh báo, bật mí, niềm tin, sự đồng cảm,…
Cuối năm 2020, Pepsi cũng tạo nên một chiến dịch marketing ấn tượng với MV "Tết Gắn Kết, Lộc Gắn Bàn", hợp tác cùng ca sĩ JustaTee và Phương Ly. Với thông điệp đầy ý nghĩa, đánh trúng vào tâm lý người Việt trong dịp Tết – đó là sự đoàn viên, gắn kết gia đình, chiến dịch đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả.
Giai điệu bắt tai, ca từ vui nhộn cùng hình ảnh đầy màu sắc, tươi sáng của MV không chỉ giúp lan tỏa tinh thần lạc quan mà còn gắn liền với thông điệp thương hiệu của Pepsi – một thức uống không thể thiếu trong những bữa tiệc sum vầy.
Chiến dịch này không chỉ tạo hiệu ứng mạnh mẽ trên mạng xã hội mà còn giúp Pepsi củng cố vị thế là một trong những thương hiệu đồ uống được ưa chuộng nhất mỗi dịp Tết đến xuân về.
Chính vì vậy, MV nhanh chóng viral trên hầu hết mọi nền tảng và trở thành chủ đề bàn luận của rất nhiều chuyên gia trong ngành. Từ đó có thể thấy, việc tạo content viral thực sự giống như là một bước “quyết định” rằng liệu chiến dịch marketing của bạn có thành công hay không.
Bước 3: Chọn kênh truyền thông
Khi đã hoàn thiện content viral, bạn cần phải tính toán và cân nhắc cẩn thận khi chọn kênh truyền thông để đăng tải nội dung. Đây chính là yếu tố quan trọng để quyết định phương tiện truyền tải nội dung.
Các kênh đăng tải uy tín và mang lại hiệu quả cao bạn có thể sử dụng như:
- Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter.
- Youtube.
- Quảng cáo trả phí trên các nền tảng Google, LinkedIn.
- Email.
- Zalo.
- Truyền hình và radio.
- Báo điện tử.
- Blog.
- Podcast.
- Website cá nhân hoặc doanh nghiệp.
Để đạt được yếu tố viral thì không chỉ post bài lên một kênh cố định mà đôi khi bạn cần phải sử dụng kết hợp các kênh khác nhau cùng một lúc để tạo nên hiệu ứng lan truyền thông tin hiệu quả nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng cách truyền thông marketing để mang lại hiệu quả cao hơn, giúp sự viral trở nên mạnh mẽ và nhanh chóng.
Bước 4: Đo lường kết quả
Khi đã đưa nội dung cần viral lên các kênh thông tin, việc quan trọng cần làm tiếp theo đó chính là đo lường kết quả chiến dịch mang lại. Bạn cần sử dụng các công cụ để tính toán và thống kê xem:
- Content viral đăng tải trên bao nhiêu kênh?
- Lượng truy cập web tăng bao nhiêu? Tăng trong bao lâu?
- Số lượng người tiếp cận là bao nhiêu? Tăng hay giảm so với các chiến dịch trước?
- Mức độ ảnh hưởng của chiến dịch?
- Tỷ lệ chuyển đổi là bao nhiêu?
- Các phản hồi từ cộng đồng như thế nào?
- Thời gian thực hiện trong bao lâu?
- Hiệu quả chi phí mà mỗi kênh đem lại ra sao?
- Thống kê lượt tương tác, lượt chuyển đổi, ảnh hưởng của viral đến hoạt động kinh doanh ra sao?Doanh số tăng hay giảm sau khi thực hiện chiến dịch?
Việc đo lường kết quả này rất quan trọng nhằm đánh giá xem mức độ hiệu quả mà chiến dịch marketing viral mang lại và có những điều chỉnh sao cho phù hợp nhất và tiết kiệm chi phí nhất.
Bước 5: Quản trị rủi ro
Như đã nói ở trên, cách thức viral có thể gây ra những rủi ro không như mong muốn cho phía chủ thể doanh nghiệp. Nếu làm marketing viral không khéo léo thì rất có thể đây sẽ là con dao hai lưỡi tấn công ngược lại thương hiệu mà bạn đang xây dựng.
Hãy luôn chuẩn bị sẵn những mối quan hệ với bên báo chí, các KOL có uy tín, những người phát ngôn,… để có cách giải quyết các rủi ro phát sinh, điều hướng dư luận tích cực theo mục đích ban đầu.
VIII. Sử dụng email marketing để tăng tính viral
Email marketing giúp tăng sự kết nối giữa thương hiệu với người dùng, rút ngắn khoảng cách tiếp cận đến người dùng. Một số lý do chứng minh rằng bạn nên sử dụng email marketing như một công cụ viral hiệu quả:
- Tiếp cận với các mối quan hệ thông qua mạng xã hội: Email marketing sẽ thường kèm theo nút chia sẻ lên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, LinkedIn,… nhờ vậy mà nội dung sẽ dàng lan truyền nhanh hơn và tiếp cận được nhiều người hơn.
- Kết nối mạnh mẽ hơn thông qua tính “cá nhân hóa”: Thông thường, email marketing thường gửi từ tên miền của cá nhân hoặc doanh nghiệp, do đó sẽ tạo sự tin tưởng cho người nhận, ngoài ra, email marketing thường sẽ được gửi cụ thể cho một cá nhân và có tính cá nhân hóa, tạo nên sự gần gũi và khả năng kết nối cao hơn.
Email marketing giúp tăng tính viral
- Dễ dàng thông tin về khuyến mãi đối với đối tượng phù hợp: Khi có các chương trình khuyến mãi hoặc quà tặng cho những ai chia sẻ, việc gửi email sẽ giúp họ dễ nắm bắt thông tin và có động lực lan tỏa thông tin đến với người khác, từ đó tăng tính viral của thông tin nhanh chóng.
- Dễ dàng tiếp cận với các đối tượng mục tiêu tiềm năng: Email marketing giúp bạn gửi trực tiếp nội dung đến đối tượng mục tiêu, nếu họ có hứng thú, quan tâm với sản phẩm, dịch vụ của bạn, rất có thể họ sẽ mua chúng và đồng thời lan tỏa thông tin đối với những người thân có cùng sở thích.
- Dễ phân tích và theo dõi các chỉ số: Email marketing cũng cho phép đánh giá và theo dõi chỉ số, hiệu suất. Thông qua đó, bạn có thể nắm rõ thông tin về các lượt chia sẻ và nghiên cứu các chiến lược để khiến khiến thông tin viral hơn.
Khi đăng tải trên mạng xã hội, viral là rất quan trọng cho bất kỳ chiến dịch truyền thông nào. Lựa chọn phương pháp và cách thực hiện là những thành phần quan trọng của một chiến dịch thành công. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết của Terus. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì bạn có thể liên hệ với Terus ngay.
Theo dõi Terus tại:
FAQ – Giải đáp các thắc mắc liên quan đến Viral
1. “Viral” có nghĩa là gì trong Marketing?
Cụm từ “nổi tiếng”, còn được gọi là “viral”, là một thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ một video, thông điệp hoặc nội dung phổ biến được chia sẻ rộng rãi trên Internet trong thời gian ngắn.
2. Doanh nghiệp có thể dự đoán hoặc đảm bảo rằng chiến dịch của họ sẽ lan truyền không?
Thật không may, việc dự đoán hoặc đảm bảo rằng một chiến dịch sẽ lan truyền là vô cùng khó khăn. Độ lan truyền thường không thể đoán trước và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm nội dung, thời gian, mức độ đón nhận của khán giả và hoàn cảnh bên ngoài.
Mặc dù các doanh nghiệp có thể sử dụng các chiến lược để tăng cơ hội tạo chiến dịch lan truyền nhưng không có công thức chắc chắn hoặc đảm bảo thành công nào.
Điều cần thiết là phải tập trung vào việc tạo nội dung chất lượng cao, có thể chia sẻ và tận dụng các phương pháp hay nhất, nhưng cuối cùng, thành công lan truyền phụ thuộc vào các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát hoàn toàn.
Đọc thêm:
- Điều bạn cần biết về Tiếp thị đa kênh – Omnichannel marketing
- Quản trị Fanpage là gì? Làm sao để quản trị Fanpage hiệu quả
- Phân khúc thị trường – Market segment trong marketing là gì?
- Dịch Vụ Chạy Quảng Cáo Facebook Ads Uy Tín, Chuyên Nghiệp tại Terus
- Lead Generation là gì? Những điều cần biết về Lead
- Top 5+ cách giúp thu hút khách hàng nhanh chóng, hiệu quả