Bạn muốn website của mình không chỉ được tìm thấy mà còn được người dùng lựa chọn? Schema là câu trả lời cho bạn. Với Schema, bạn có thể cung cấp cho các công cụ tìm kiếm thông tin chi tiết hơn về sản phẩm, dịch vụ, sự kiện của mình, giúp tăng khả năng hiển thị và thu hút khách hàng tiềm năng. Hãy cùng khám phá cách thức hoạt động của Schema và cách áp dụng nó vào website của bạn.

Schema Là Gì? Cách Tạo Schema Markup Cho Website

I. Schema là gì?

Schema là một loại dữ liệu có cấu trúc (structured data) được thêm vào mã HTML của trang web để giúp các công cụ tìm kiếm như Google hiểu rõ hơn về nội dung trên trang đó.

Ví dụ Schema: Khi bạn tìm kiếm một nhà hàng trên Google, kết quả trả về không chỉ là một danh sách các nhà hàng mà còn có thể bao gồm thông tin chi tiết như:

Đó chính là nhờ có Schema.

Lợi ích của Schema

Việc triển khai schema lên website giúp các công cụ tìm kiếm có thêm nhiều thông tin về website, giúp website thu hút thêm người đọc với nhiều phần nội dung được mở rộng ra trên kết quả tìm kiếm. Các lợi ích chính để sử dụng Schema bao gồm:

II. Một số loại Schema phổ biến

Trong thời điểm hiện tại đã phát triển thêm rất nhiều loại schema khác nhau, mới nhất gần đây Google đang cho thử nghiệm SpecialAnnouncement, Terus sẽ liệt kê ra cho bạn những loại schema đang được sử dụng phổ biến hiện tại:

  1. Local business schema
  2. Breadcrumbs schema
  3. URL schema
  4. FAQ schema
  5. Product schema

1. Local business schema

Local Business Schema là loại đánh giấu giúp các cửa hàng khai báo thêm các thông tin đối với Google như: địa chỉ, số điện thoại, thời gian mở cửa, menu,... Nếu bạn là một doanh nghiệp đang tập làm SEO nhưng gặp trở ngại với Schema, có thể tham khảo dịch vụ chăm sóc website tại Terus, chúng tôi sẽ tặng miễn phí cho bạn.

Ví dụ Local business schema

2.  Breadcrumbs Schema Markup

Thẻ Breadcrumb thường nằm ở đầu trang, một liên kết văn bản nhỏ cho biết người dùng đang ở đâu trên trang web. Breadcrumbs schema tạo ra các dấu dẫn đường giúp người dùng dễ dàng điều hướng trên website và giúp công cụ tìm kiếm dễ hiểu được các nhóm nội dung của website.

Ví dụ Breadcrumbs Schema Markup

3.  URL Schema

Dùng để đánh dấu các URL quan trọng trên trang web, giúp Google hiểu rõ hơn về cấu trúc của website. Ngoài ra, giúp người tìm kiếm hiểu được phần nội dung bên trong đang nhắm tới hướng nào thông qua các category đứng trước.

4. FAQ Schema

FAQ Schema dùng để đánh dấu các câu hỏi thường gặp và câu trả lời, giúp Google hiển thị các câu trả lời trực tiếp trong kết quả tìm kiếm.

Ví dụ FAQ Schema

5. Product Schema

Dùng để đánh dấu các thông tin về sản phẩm, đánh giá, ưu đãi, giúp tăng tính hấp dẫn của kết quả tìm kiếm. Các kết quả sẽ hiển thị thêm các thông tin về sản phẩm và nhiều hình ảnh cho sản phẩm, giúp người tìm kiếm bị thu hút tốt hơn. Đặc biết chính là có thể xuất hiện phần Rating cho sản phẩm, giúp tăng sự tin tưởng của khách hàng.

Ví dụ Product Schema

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều loại Schema khác có thể tìm đọc qua trang chủ Schema.org.

IV. Cách tạo Schema và thêm Schema vào website

Sau đây, Terus sẽ hướng dẫn cho bạn các tạo Schema và thêm Schema vào website theo cách đơn giản và dễ làm.

  1. Tạo Schema
  2. Thêm schema vào website
  3. Kiểm tra Schema

Tạo Schema

Có thể tạo schema theo 2 cách: sử dụng code HTML hay Javascript hoặc sử dụng plugin Wordpress để hỗ trợ. Hãy lựa chọn Schema mà bạn muốn trong trang Schema.org, thay đổi các thông số theo mong muốn dưới các ví dụ cho sẵn. Như thế là bạn đã có một bộ schema riêng cho mình, tiếp theo Terus sẽ chỉ bạn cách thêm schema vào website.

Thêm schema vào website

Teus sẽ hướng dẫn cho bạn theo cả 2 cách cho website code thuần và website dùng CMS hãy theo dõi:

Thêm schema vào website code thuần

Kiểm tra Schema

Đây là việc làm thường xuyên bị bỏ quên dẫn đến các lỗi cấu trúc cho website, điều này cũng sẽ gây hại khi website của bạn được đem đi xếp hạng. Việc kiểm tra câu trúc Schema rất đơn giản, Google cũng đã cung cấp cho người dùng công cụ để làm việc đó là Rich Results Test.

Chỉ cần bỏ URL vào công cụ sẽ trả ra kết quả nếu có lỗi sai cũng sẽ có chỉ dẫn cụ thể cho bạn để khắc phục. Đây là việc làm rất quan trọng, Terus khuyên bạn hãy cẩn thận kiểm tra lại mỗi khi làm xong sẽ không tốn quá nhiều thời gian của bạn.

V. Lưu ý khi sử dụng Schema

Việc sử dụng schema vào website sẽ giúp website bạn lợi thế hơn rất nhiều so với đối thủ không sử dụng, bạn sẽ khai báo được những thông tin mà bình thường không thể đưa ra. Tuy nhiên, cũng có những yếu tố cần bạn lưu ý khi sử dụng, thường sẽ là sự minh bạch của thông tin khi khai báo.

VI. Tổng kết

Bài viết là các thông tin về Schema và tăng sức mạnh Website với Schema MarkupTerus muốn gửi đến cho quý đơn vị đang hợp tác đến Terus và bạn bè doanh nghiệp của Terus.

Nếu bạn có bất cứ yêu cầu gì về Terus có thể liên hệ tại đây nhé!

Theo dõi Terus tại:

  1. Facebook
  2. Instagram
  3. Pinterest
  4. Twitter/X

Đọc thêm:

terus-logo-profile
Cập nhật lúc 16 Tháng 11, 2024