Thuật ngữ backdoor chắc hẳn cũng không còn quá xa lạ đối với những ai quen thuộc với máy tính. Chúng thường xuất hiện nhiều trong những cuộc tấn công máy tính, tuy nhiên vẫn có nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu backdoor là gì và các phương pháp phòng tránh bị tấn công. Từ đó khiến cho tình trạng các máy tính bị tấn công ngày càng tăng. Vậy backdoor là gì? Cách ngăn chặn backdoor hiệu quả nhất như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Backdoor Là Gì? Cách Ngăn Chặn Backdoor Hiệu Quả

I. Backdoor là gì?

Backdoor là một phần mềm có thể xâm nhập vào hệ thống máy tính hoặc phần mềm mà không cần qua các lớp bảo mật và vượt qua sự cho phép của người dùng. Tên gọi đúng theo nghĩa đen là cổng sau cho phép kẻ tấn công truy cập và kiểm soát hệ thống, thường được sử dụng để đánh cắp thông tin quan trọng hoặc thực hiện các hoạt động xâm nhập.

Backdoor có thể tồn tại trong hệ thống máy tính hoặc được nhúng vào phần mềm và có thể gây nguy hiểm, mất an ninh cho hệ thống lẫn dữ liệu.

II. Cách hoạt động của backdoor

Backdoor hoạt động bằng cách tạo ra một cơ chế bí mật để kẻ tấn công có thể truy cập và kiểm soát hệ thống mà không bị phát hiện. Khi một backdoor được cài đặt, kẻ tấn công có thể sử dụng nó để thực hiện các hành động xâm nhập, đánh cắp dữ liệu, ghi lại hoạt động của người dùng và thậm chí tiến hành các cuộc tấn công từ xa. Backdoor có thể được cài đặt thông qua:

III. Phân loại backdoor 

Hiện nay, backdoor được phân thành hai loại chính là backdoor vô hại và backdoor gây hại.

Backdoor vô hại

Một số backdoor được tạo ra với mục đích hợp pháp và không gây hại, được sử dụng trong lĩnh vực an ninh mạng để thử nghiệm và kiểm tra tính bảo mật của hệ thống.

Sử dụng backdoor vô hại này được thực hiện bởi các chuyên gia an ninh, nhân viên hay chuyên viên kiểm tra thử phần mềm và nhà nghiên cứu để phát hiện, khắc phục các lỗ hổng bảo mật.

Backdoor gây hại

Đây là các backdoor mà kẻ tấn công sử dụng để xâm nhập và tấn công hệ thống mà không được sự cho phép. Khi backdoor gây hại được cài đặt, hacker có thể tiến hành các hoạt động xâm nhập, theo dõi và đánh cắp thông tin quan trọng, thậm chí kiểm soát từ xa hệ thống.

Backdoor gây hại có thể được sử dụng để tạo lỗ hổng bảo mật cho các cuộc tấn công tương lai hoặc để truyền dữ liệu quan trọng ra ngoài mà không bị phát hiện.

IV. Các loại tấn công backdoor thường gặp

Có một số backdoor phổ biến mà kẻ tấn công sử dụng đã tạo ra và xâm nhập vào hệ thống, đó là:

1. Trojans

Trojans

Trojans (còn được gọi là mã độc Trojan) là một loại phần mềm độc hại được ẩn đi sau các tệp tin hoặc chương trình hợp pháp nhằm lừa đảo người dùng. Khi bạn vô tình nhấp vào "cho phép chương trình chèn-tại đây” (insert-program-here) hoặc một thông báo tương tự, Trojan sẽ được cài đặt lên thiết bị mà bạn không được biết.

"Cửa sau" Trojan mở ra cho kẻ tấn công truy cập vào tệp tin và chương trình trên thiết bị của bạn. Kẻ tấn công có thể sử dụng quyền truy cập này để lấy đi thông tin quan trọng hoặc thậm chí cài đặt những phần mềm độc hại nghiêm trọng hơn lên thiết bị mà bạn đang sử dụng.

2. Backdoor phần cứng

Backdoor phần cứng là những thay đổi hoặc sửa đổi trên chip máy tính hoặc phần cứng khác trong một thiết bị. Các thiết bị có thể bao gồm: điện thoại di động, thiết bị IoT như bộ điều nhiệt, hệ thống an ninh gia đình, bộ định tuyến và máy tính.

Các Backdoor phần cứng có thể được sử dụng để gửi và nhận dữ liệu từ người dùng, cung cấp quyền truy cập từ xa hoặc sử dụng để giám sát hoạt động của thiết bị.

3. Rootkits

Rootkits

Rootkit là một loại mối đe dọa phần mềm độc hại cao cấp, được thiết kế để che giấu hoạt động của nó khỏi hệ điều hành. Mục tiêu chính của Rootkit là nhằm đạt quyền truy cập cấp cao nhất (quyền root hoặc quyền quản trị) trên hệ điều hành, vượt qua các biện pháp bảo mật.

Rootkit có khả năng cho phép tin tặc từ xa truy cập vào thiết bị của bạn mà không bị phát hiện. Khi Rootkit lấy được quyền truy cập root, tin tặc có thể thực hiện các hành động như thay đổi tệp tin, theo dõi hoạt động cá nhân của bạn và gây hại cho hệ thống của bạn. Rootkit có thể tồn tại dưới dạng phần mềm trong hệ thống hoặc có thể thay đổi vật lý, như chip máy tính để che giấu các hoạt động của mình.

4. Cryptographic Backdoors

Cryptographic Backdoors là các lỗ hổng được tạo ra trong các hệ thống mã hóa hoặc thuật toán mã hóa. Các backdoor mật mã cho phép kẻ tấn công giải mã và truy cập các dữ liệu đã được mã hóa mà không cần mật khẩu hoặc các hình thức bảo mật khác.

V. Cách tin tặc sử dụng backdoor để lấy cắp dữ liệu

Các hacker có thể sử dụng backdoor để theo dõi và sao chép file, phá vỡ hệ thống website của người dùng:

VI. Cách phòng tránh backdoor xâm nhập

Để phòng tránh sự xâm nhập từ backdoor, có một số phương pháp phòng tránh hiệu quả mà đã số người dùng phổ thông và tổ chức, doanh nghiệp có thể áp dụng.

Sử dụng phần mềm Antivirus

Đảm bảo cài đặt và duy trì phần mềm chống virus và phần mềm độc hại (malware) để phát hiện, loại bỏ các backdoor, các mối đe dọa khác từ hệ thống. Bạn cần cập nhật đều đặn các phần mềm Antivirus để đảm bảo khả năng phát hiện các mẫu backdoor mới.

Sử dụng tường lửa (Firewall)

Cấu hình và sử dụng tường lửa (Firewall) nhằm kiểm soát và giám sát lưu lượng mạng. Tường lửa có thể ngăn chặn kết nối từ các nguồn không đáng tin cậy và theo dõi các hoạt động mạng để phát hiện lẫn ngăn chặn các cuộc tấn công từ backdoor nhanh chóng.

Kiểm tra kỹ các tệp tải xuống

Luôn cẩn trọng và kiểm tra tính an toàn của nguồn tải xuống trước khi cài đặt bất kỳ phần mềm nào. Bạn chỉ tải xuống phần mềm từ nguồn đáng tin cậy và kiểm tra tính toàn vẹn của tệp tin để tránh việc tải xuống phần mềm chứa backdoor.

Cập nhật phần mềm, driver thường xuyên

Cập nhật hệ điều hành, trình duyệt, ứng dụng và các phần mềm khác lên phiên bản mới nhất, giúp loại bỏ các lỗ hổng bảo mật có thể được sử dụng để tạo ra backdoor. Các nhà cung cấp phần mềm thường cung cấp các bản vá bảo mật và cập nhật để đảm bảo tính bảo mật của hệ thống.

Quản lý quyền truy cập và theo dõi hoạt động

Bạn có thể hạn chế quyền truy cập đối với các người dùng và tài khoản không cần thiết trên hệ thống, giảm nguy cơ sử dụng backdoor để kiểm soát hệ thống.

Hoặc thiết lập các hệ thống giám sát, ghi lại hoạt động trên hệ thống nhằm phát hiện và phản ứng nhanh chóng khi có dấu hiệu của backdoor hoặc hoạt động xâm nhập trái phép.

Và đó chính là những thông tin về backdoor cũng như những cách để có thể ngăn chặn tình trạng này xảy ra. Hi vọng bài viết này cung cấp những thông tin cần thiết với bạn.

FAQ - Giải đáp thắc mắc liên quan đến backdoor

1. Backdoor là gì?

Backdoor, nghĩa là "cửa hậu" hay lối vào phía sau. Trong một hệ thống máy tính, "cửa hậu" là một phương pháp vượt qua thủ tục chứng thực người dùng thông thường hoặc để giữ đường truy nhập từ xa tới một máy tính, trong khi cố gắng không bị phát hiện bởi việc giám sát thông thường.

2. Backdoor nguy hiểm như thế nào?

Backdoor có nguy hiểm vì đây là một chương trình gián điệp theo dõi bạn đúng với nghĩa đen của nó. Bởi Backdoor sẽ đánh cắp thông tin của người dùng sử dụng phần mềm và gửi lên hệ thống sever. Với hình thức này, đồng nghĩa với tất cả thông tin của người dùng sẽ bị lấy cắp.

terus-logo-profile
Cập nhật lúc 9 Tháng 3, 2025



Terus Technique là đội ngũ chuyên gia cung cấp thông tin về website, phần mềm và giải pháp quản lý. Mọi thông tin đều được chúng tôi cập nhật mỗi ngày nhằm cung cấp thông tin chính xác nhất.