Đối với lập trình viên thì bug chính là “người bạn” mà không ai mong muốn khi thực hiện công việc của mình. Đây chính là một lỗi có thể xảy ra trong quá trình lập trình và gây khó khăn cũng như sự khó chịu đối với lập trình viên. Vậy bug là gì? Các loại bug thường gặp là những bug nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Terus.

Bug Là Gì? Các Loại Bug Thường Xuất Hiện

I. Bug trong lập trình là gì?

Bug là một lỗi sai có thể xảy ra trong quá trình lập trình, đó chính là những sai sót, khiếm khuyết hoặc vấn đề trong phần mềm khiến nó không hoạt động như dự định. Bug có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trong vòng đời của phần mềm, từ thiết kế, lập trình, kiểm thử đến khi đi vào vận hành.

Nguồn gốc của thuật ngữ "bug" trong công nghiệp phần mềm được truy ngược lại đến năm 1947. Trong đó, có câu chuyện về Grace Hopper, một nhà khoa học máy tính tiên phong đã tìm thấy một con nhện bị mắc kẹt trong rơ-le của máy tính MARK II, gây ra lỗi trong hệ thống. Sự cố này được ghi lại và được coi là một trong những lần đầu tiên thuật ngữ "bug" được sử dụng để mô tả lỗi phần mềm.

Từ đó, thuật ngữ "bug" trở nên phổ biến trong ngành công nghiệp phần mềm. Các lỗi phần mềm thường xuất hiện do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như thiết kế không hoàn hảo, sai sót trong quá trình lập trình, xung đột giữa các thành phần phần mềm, hoặc do phần cứng không hoạt động như mong muốn.

Với sự phát triển của công nghệ, các phương pháp và công cụ để phát hiện, sửa chữa và phòng ngừa các lỗi phần mềm cũng đã trở nên ngày càng tinh vi và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc tạo ra phần mềm hoàn toàn không có lỗi vẫn luôn là một thách thức lớn mà các nhà phát triển phải đối mặt.

II. Cách ghi lại Bug hiệu quả và khoa học

Cách ghi lại Bug hiệu quả và khoa học

Muốn fixbug tốt thì quá trình debug phải tìm được bug và ghi lại một cách khoa học. Mô tả bù, cách fix và nội dung fix cùng bài học kinh nghiệm là điều quan trọng để không bị tái phạm lần sau. Nguyên tắc của ghi lại bug sẽ được thực hiện theo quy trình như sau:

Cách ghi lại bug chuyên nghiệp và khoa học:

Những báo cáo chi tiết này sẽ giúp người tiếp quản code đọc dễ hiểu hơn. Nếu gặp lỗi tương tự cũng dễ dàng tìm ra đúng chỗ sai để khắc phục. Những lý do phát triển bug trong quá trình code và test sẽ được Terus chia sẻ ở bên dưới.

III. Tại sao lại có sự xuất hiện của bug

Tại sao lại có sự xuất hiện của bug

Do việc lập trình không chính xác

Việc lập trình không chính xác là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bug. Các lỗi về mặt logic, cú pháp hoặc thực thi trong mã nguồn, đặc biệt là khi kiểm tra dữ liệu đầu vào và xử lý ngoại lệ sẽ dẫn đến các lỗi phần mềm.

Ngoài ra, việc không tuân thủ các tiêu chuẩn và quy trình phát triển cũng có thể dẫn đến việc mã nguồn không đạt chất lượng và dễ bị lỗi. Các lập trình viên cần phải rất cẩn thận và tuân thủ các thông lệ tốt trong quá trình thực hiện công việc của mình.

Yêu cầu thiết kế không rõ ràng

Một trong những nguyên nhân khác gây ra bug là do thiết kế và yêu cầu không rõ ràng. Khi các yêu cầu về tính năng, giao diện hoặc hành vi của phần mềm không được định nghĩa rõ ràng hoặc không được giao tiếp đầy đủ với nhóm phát triển, việc triển khai sẽ dễ dẫn đến lỗi và sai sót.

Ngoài ra, nếu thiết kế phần mềm không phù hợp với yêu cầu hoặc còn nhiều lỗ hổng sẽ tạo ra cơ hội cho các bug tiềm ẩn xuất hiện. Việc làm rõ và hiểu đúng yêu cầu ngay từ đầu là then chốt để tránh các vấn đề này.

Không kiểm soát được khi kiểm thử

Điều này thường xảy ra khi quá trình kiểm thử không được thực hiện một cách đầy đủ và toàn diện. Các kịch bản kiểm thử có thể không bao quát hết các tình huống sử dụng thực tế hoặc chúng không đủ chi tiết để có thể phát hiện ra tất cả các lỗi tiềm ẩn.

Đôi khi, do thiếu nguồn lực như thời gian, nhân lực và công cụ, nhóm phát triển không thể thực hiện kiểm thử một cách kỹ lưỡng. Hậu quả là sẽ có nhiều lỗi vẫn chưa được phát hiện và khắc phục trước khi phần mềm được triển khai sử dụng. 

Vì vậy, việc thiết kế và thực hiện quá trình kiểm thử toàn diện với đầy đủ các kịch bản và nguồn lực cần thiết là một trong những giải pháp then chốt để giảm thiểu các lỗi do không kiểm soát được trong kiểm thử.

Do yêu cầu bị thay đổi

Một nguyên nhân khác gây ra các lỗi trong phần mềm là do sự thay đổi liên tục của yêu cầu từ phía khách hàng trong quá trình phát triển. Khi yêu cầu thay đổi, lập trình viên phải nhanh chóng cập nhật mã nguồn để đáp ứng những thay đổi này.

Tuy nhiên, nếu quá trình quản lý yêu cầu không được thực hiện một cách chặt chẽ, các thay đổi này có thể không được ghi nhận và theo dõi đầy đủ. Khi đó, việc cập nhật mã nguồn sẽ không được thực hiện kịp thời và dẫn đến sự không nhất quán giữa mã nguồn và yêu cầu thực tế. Điều này tạo ra nhiều lỗi vì những tính năng mới được triển khai không đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. 

Việc quản lý yêu cầu một cách chặt chẽ, ghi nhận và theo dõi đầy đủ các thay đổi, cùng với việc đảm bảo cập nhật mã nguồn kịp thời rất cần thiết để giảm thiểu các lỗi do sự thay đổi yêu cầu.

Ảnh hưởng của môi trường hệ thống

Môi trường hệ thống bao gồm các yếu tố như phần cứng, hệ điều hành, phần mềm liên quan, mạng lưới và cấu hình. Khi phần mềm được triển khai trên một môi trường khác với môi trường phát triển và kiểm thử, có thể xuất hiện các lỗi không được phát hiện trước đó. Điều này xảy ra bởi vì các thành phần của môi trường hệ thống có thể tác động đến hành vi và tính năng của phần mềm. 

Để giảm thiểu các lỗi do ảnh hưởng của môi trường, cần thiết phải thực hiện kiểm thử trên các môi trường đại diện, đồng thời đảm bảo rằng phần mềm được thiết kế để có thể dễ dàng triển khai trên các môi trường khác nhau.

IV. Một số loại bug thường gặp

Sau khi đã tìm hiểu về bug là gì qua đoạn trên, dưới đây là một số loại bug thường gặp phải như:

Ngoài ra, còn có một số loại bug ít gặp hơn như do môi trường, dữ liệu đầu vào hoặc lỗi do tương tác phức tạp như: 

Việc xác định và xử lý những loại lỗi này đòi hỏi các kỹ năng và kinh nghiệm nhất định của các nhà phát triển. Việc thiết kế hệ thống với sự linh hoạt và khả năng mở rộng cao, cùng với các chiến lược kiểm thử toàn diện, sẽ giúp giảm thiểu các loại lỗi hiếm gặp này.

Trên đây là những thông tin về bug là gì cũng như một số thông tin liên quan đến bug. Hy vọng bài viết của Terus đã giúp bạn hiểu bug là gì và phân biệt được cái loại bug khác nhau.

V. 4 Bug nổi tiếng giới khoa học máy tính

1. Vụ nổ tên lửa đẩy Arian 5

Ariane 5 là tên lửa đẩy để hỗ trợ phóng tàu vũ trụ. Nó đã phát nổ khoảng 40 giây sau khi khởi động do một lỗi rất phổ biến là tràn bộ nhớ đối với số nguyên (integer overflow). Lỗi này xảy ra khi chúng ta cố gắng lưu trữ một số nguyên lớn hơn giá trị lớn nhất có thể lưu được trong bộ nhớ đối với một kiểu dữ liệu cụ thể. Theo tính toán, thiệt hại của sự kiện này lên đến 370 triệu USD.

2. Sự cố Y2K

Trong suốt những năm 1960, những kỹ sư máy tính chỉ sử dụng 2 chữ số để biểu diễn đơn vị đo thời gian năm. Theo đó, năm 1970 sẽ được biểu diễn là 70. Lý do của việc làm này là để giảm kích thước giá trị khi lưu trữ vào bộ nhớ: chỉ lưu 2 chữ số cuối thay vì phải lưu cả 4 chữ số biểu diễn năm. Cách thức lưu trữ này hoạt động tốt đến tận ngày 31/12/1999. Nhưng, sang ngày 1/1/2000, nhiều máy tính hiểu nhầm đó là năm 1900. Để giải quyết bug bé bé này, các chuyên gia máy tính đã phải làm việc rất nhiều.

3. Hệ thống tín dụng PayPal

Một người đàn ông tên là Chris Reynolds đến từ bang Pennsylvania, Hoa Kỳ đã trở thành người giàu nhất thế giới khi hệ thống tín dụng của PayPal đã tính toán nhầm, vô tình gia tăng số tiền trong tài khoản của người này lên con số lớn không thể tưởng tượng được: 1 triệu tỷ USD! (Hiện tại, GDP một năm của cả thế giới vẫn chưa đạt mốc 100 nghìn USD)

4. Hệ thống đánh chặn tên lửa

28 lính Mỹ đã thiệt mạng và 98 người bị thương khi một tên lửa của Iraq tấn công vào doanh trại đồn trú của họ. Hệ thống đánh chặn đã thất bại trong việc phát hiện và ngăn chặn quả tên lửa này bởi vì có bug trong phần mềm máy tính.

FAQ - Giải đáp thắc mắc liên quan đến Bug

1. Bug là gì?

Bug hay lỗi phần mềm là một lỗi hay hỏng hóc trong chương trình hoặc hệ thống máy tính khiến nó tạo ra kết quả không chính xác hoặc không mong muốn hoặc hành xử theo những cách không lường trước được.

2. Tại sao lại xảy ra bug?

Bug được tạo ra bởi các sản phẩm bị hạn chế thời gian code. Deadline quá nhanh khiến developer hoạt động hết năng suất, căng thẳng và có những sai sót vì không thể suy nghĩ các dòng code một cách tối ưu nhất.

terus-logo-profile
Cập nhật lúc 7 Tháng 3, 2025



Terus Technique là đội ngũ chuyên gia cung cấp thông tin về website, phần mềm và giải pháp quản lý. Mọi thông tin đều được chúng tôi cập nhật mỗi ngày nhằm cung cấp thông tin chính xác nhất.