Dedicated server có phải là giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của bạn? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dedicated server là gì, những lợi ích mà nó mang lại và so sánh chi tiết với các loại hình lưu trữ khác như Share Hosting và VPS. Cùng Terus tìm hiểu qua bài viết này ngay!

Dedicated Server Là Gì? Cách Triển Khai Dedicated Server Tốt Nhất

I. Dedicated server là gì?

Dedicated Server là một máy chủ hoàn độc lập với máy chủ vật lý, thường sẽ được đặt tại Datacenter và có độ bảo mật cực kỳ cao. Môi trường này được trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ như hệ thống điện dự phòng, internet tốc độ cao và hệ thống làm mát để đảm bảo máy chủ hoạt động ổn định và liên tục.

Những thông tin được chứa trong Dedicated Server có tính bảo mật cực kỳ cao và có giá trị lớn, vì thế cần một hệ thống lớn để lưu trữ.

II. Những ai nên dùng Dedicated server?

Những ai nên dùng Dedicated server?

Dedicated server là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp có nhu cầu về một máy chủ riêng, mạnh mẽ và tùy biến cao. 

Với khả năng mở rộng linh hoạt, dedicated server phù hợp với các doanh nghiệp lớn, các dự án có quy mô lớn hoặc các tổ chức đòi hỏi độ bảo mật cao và thời gian hoạt động liên tục. Các doanh nghiệp nên sử dụng Dedicated server bao gồm: 

III. Ưu điểm và nhược điểm của Dedicated server

Ưu điểm của Dedicated server

Nhược điểm của Dedicated server

IV. Lợi ích khi sử dụng Dedicated hosting

Những lợi ích mà khi doanh nghiệp triển khai Dedicated Hosting sẽ nhận được:

1. Khả năng nâng cấp không giới hạn

Khả năng nâng cấp linh hoạt cả phần mềm và phần cứng đã giải phóng hệ thống khỏi những giới hạn về tài nguyên.

Điều này đồng nghĩa với việc hệ thống có thể dễ dàng thích ứng với những thay đổi về nhu cầu sử dụng, mở rộng quy mô một cách trơn tru và luôn hoạt động ở hiệu suất tối ưu, bất kể khối lượng công việc có tăng lên bao nhiêu đi nữa.

2. Có thể hỗ trợ quản lý rất tốt

Có thể hỗ trợ quản lý rất tốt

Người dùng hoàn toàn có thể truy cập, chia sẻ dữ liệu mọi lúc, mọi nơi và trên mọi thiết bị có kết nối internet, từ máy tính để bàn cho đến các thiết bị di động. Khả năng tùy biến cao giúp hệ thống đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dùng, từ cá nhân cho đến doanh nghiệp.

3. Tài nguyên được tối ưu theo nhu cầu của doanh nghiệp

Với tính năng tùy biến cao, người dùng có thể tối ưu hóa tài nguyên một cách linh hoạt để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng dự án, từ đó tiết kiệm chi phí đáng kể. 

Thay vì phải đầu tư vào nhiều hosting khác nhau cho từng website, người dùng chỉ cần một nền tảng duy nhất để quản lý và vận hành mọi thứ. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu chi phí ban đầu mà còn đơn giản hóa quy trình quản lý, tiết kiệm thời gian và công sức.

V. Điểm khác biệt giữa Dedicated Server, Shared Hosting và VPS

Dedicated Server Shared Hosting VPS
Đặc điểmLà dạng máy chủ vật lý, hoạt động độc lập Chứa được nhiều web cùng 1 lúcMáy chủ ảo được chia từ máy chủ vật lý
Tài nguyên Riêng biệt hoàn toànVẫn còn bị giới hạn Hoạt động độc lập nhưng chia sẻ file với máy chủ lớn 
Hiệu năng Hoạt động tốt và ổn địnhHiệu suất hoạt động vừa phải phù hợp với khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ Không ổn định khi đồng loạt các web có sự truy cập của đồng loạt các web
Cách quản trịToàn quyền quyết địnhCần phải có kỹ thuật viênCần người dùng có kiến thức cơ bản
Khả năng nâng cấpKhông giới hạnBị hạn chế Gần như không thể
Chi phí Chi phí cao RẻVừa phải 

VI. Điều cần lưu ý khi thuê Dedicated server

Vì chi phí bỏ ra để sử dụng Dedicated server là rất lớn vì thế cần lưu ý một sô điểm sau: 

1. Cấu hình máy chủ

Đây là yếu tố quyết định trực tiếp đến hiệu suất và khả năng đáp ứng nhu cầu của hệ thống. Các yếu tố cần xem xét bao gồm CPU, RAM, ổ cứng, băng thông,... Tùy thuộc vào quy mô và đặc thù của hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp nên lựa chọn cấu hình máy chủ phù hợp để tránh lãng phí tài nguyên hoặc gặp phải tình trạng quá tải.

2. Hệ điều hành và phần mềm

Hệ điều hành và phần mềm

Hệ điều hành và các phần mềm đi kèm sẽ quyết định đến khả năng tương thích và khả năng quản lý của máy chủ. Doanh nghiệp nên lựa chọn hệ điều hành và phần mềm phù hợp với ứng dụng và công nghệ mà mình đang sử dụng.

3. Băng thông 

Băng thông là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ truyền tải dữ liệu. Doanh nghiệp cần lựa chọn gói băng thông phù hợp với lượng truy cập dự kiến để đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt nhất.

4. Trung tâm dữ liệu

Trung tâm dữ liệu

Trung tâm dữ liệu là nơi đặt máy chủ. Doanh nghiệp nên lựa chọn trung tâm dữ liệu có vị trí địa lý thuận lợi, đảm bảo an toàn, ổn định và có khả năng phục hồi khi xảy ra sự cố.

5. Hỗ trợ kỹ thuật

Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật là yếu tố không thể thiếu khi thuê máy chủ Dedicated server. Doanh nghiệp nên lựa chọn nhà cung cấp có đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ 24/7 để giải quyết các vấn đề phát sinh.

VII. Cách bảo trì hệ thống dedicated server

Nhằm đảm bảo hệ thống được duy trì và hoạt động ổn định thì cần phải quan tâm đến các yếu tố sau:

1. Xác minh dữ liệu máy chủ

Quá trình xác thực dữ liệu máy chủ là một hoạt động bảo trì hệ thống quan trọng, nhằm đảm bảo tính toàn vẹn và khả năng phục hồi dữ liệu. Quá trình này thường bao gồm ba bước chính:

Bước 1: Kiểm tra và xác minh mạng lưới bản sao lưu: Việc đảm bảo tính sẵn sàng và chính xác của các bản sao lưu là yếu tố cốt lõi trong việc phục hồi dữ liệu khi xảy ra sự cố. Để thực hiện bước này, chúng ta cần: 

Bước 2: Kiểm tra lại RAID: Hệ thống RAID đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ dữ liệu và nâng cao hiệu suất của máy chủ. Để đảm bảo hoạt động ổn định của RAID, chúng ta cần: 

Bước 3: Xác minh sử dụng bộ nhớ: Việc quản lý bộ nhớ hiệu quả là yếu tố quan trọng để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả. Để thực hiện bước này, chúng ta cần: 

2. Kiểm tra toàn bộ phần mềm

Kiểm tra toàn bộ phần mềm

Sau khi hoàn tất quá trình xác minh dữ liệu, việc kiểm tra và bảo trì hệ thống máy chủ là một bước vô cùng quan trọng để đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả. Dưới đây là các bước cần thực hiện:

1. Đánh giá toàn diện tình trạng tài nguyên hệ thống

2. Cập nhật phần mềm và hệ điều hành

3. Quản lý và giám sát từ xa

4. Đảm bảo băng thông mạng

5. Tối ưu hóa hiệu năng hệ thống

6. Sao lưu và phục hồi dữ liệu

3. Giám sát an ninh trong quá trình bảo trì

Điều không thể thiếu trong quá trình bảo trì chính là đánh giá lại an ninh của server hiện tại, bạn sẽ cần chú ý những điểm sau:

FAQ - Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến Dedicated server

1. Liệu doanh nghiệp nhỏ có dùng được Dedicated server?

Các công ty có quy mô vừa và nhỏ vẫn có thể dùng dedicated server. Nhưng thật sự là không quá cần thiết trừ khi có những nhu cầu đặt biệt

2. Có nhà cung cấp Dedicated server nào uy tín không?

Bạn có thể tìm hiểu các dịch vụ Hosting tại Việt Nam như: Azdigi, Mắt bão, Nhân hòa,... còn đối với nước ngoài sẽ có các nhà cung cấp sau: HostGator, Bluehost, A2 Hosting, InMotion

3. Liệu Dedicated server có thể kết hợp với CDN không?

Hoàn toàn có thể nhé!

4. Làm thế nào để sỡ hữu Dedicated server?

Các bước làm sao đây sẽ giúp bạn sỡ hữu Dedicated server:

  1. Chọn nhà cung cấp: Tìm một nhà cung cấp dịch vụ hosting uy tín, cung cấp dịch vụ Dedicated Server.
  2. Chọn cấu hình: Lựa chọn cấu hình máy chủ phù hợp với nhu cầu của bạn về CPU, RAM, ổ cứng, băng thông.
  3. Đăng ký và thanh toán: Điền đầy đủ thông tin đăng ký và tiến hành thanh toán.
  4. Cài đặt hệ điều hành: Nhà cung cấp sẽ hỗ trợ bạn cài đặt hệ điều hành mà bạn chọn (Linux hoặc Windows).
  5. Cấu hình máy chủ: Cài đặt các phần mềm, ứng dụng cần thiết cho website của bạn.

5. Dedicated server và cloud server thì cái nào tốt hơn?

  • Dedicated server cho doanh nghiệp cần lưu trữ lớn và có tính bảo mật cao.
  • Cloud server dành cho doanh nghiệp ưu thích sự linh hoạt và không muốn phục thuộc vào phần cứng.
terus-logo-profile
Cập nhật lúc 3 Tháng 3, 2025



Terus Technique là đội ngũ chuyên gia cung cấp thông tin về website, phần mềm và giải pháp quản lý. Mọi thông tin đều được chúng tôi cập nhật mỗi ngày nhằm cung cấp thông tin chính xác nhất.