Với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, Deep Web đang là chủ đề gây tò mò với không ít người dùng. Đây là một phần khác của Internet, không được công khai rộng rãi và là nơi diễn ra nhiều hoạt động với độ bảo mật thông tin cao. Vậy Deep Web thật sự là gì? Và việc truy cập Deep Web có đáng tin cậy và an toàn không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Terus.

I. Deep Web là gì?
Deep Web là một phần của Internet không được index hoặc truy cập thông qua các công cụ tìm kiếm thông thường. Trong Deep Web, thông tin được lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu không được lập chỉ mục. Các trang web này thường yêu cầu thông tin đăng nhập hoặc kết nối đặc biệt để truy cập.
Deep Web thực tế đang sở hữu quy mô rất rộng. Theo đánh giá, dù vẫn chưa thể tính toán một cách chính xác, nhưng ước tính, chúng đang chiếm khoảng 96% tổng lượng thông tin trên Internet, có thể chứa đến hơn 7.5 Petabyte nội dung.
II. Lợi ích của Deep Web là gì?
Deep Web có thể chứa nhiều thông tin hữu ích, chẳng hạn như:
- Thông tin cá nhân: hồ sơ bệnh án, thông tin tài chính,...
- Tài liệu học thuật: luận văn, sách báo, tạp chí,...
- Dữ liệu nghiên cứu: dữ liệu khoa học, dữ liệu thống kê,...
- Dịch vụ thương mại: mua bán hàng hóa, dịch vụ,...
- Cộng đồng trực tuyến: diễn đàn, mạng xã hội,...
Có thể thấy, đây không phải không gian hoàn toàn đen tối mà mọi người thường nghĩ, mà hiểu theo nghĩa tích cực, đây sẽ là không gian ẩn. Deep Web cũng mang lại những lợi ích quan trọng đối với một số người dùng và tổ chức. Chẳng hạn như:
Bảo mật quyền riêng tư
Deep Web cung cấp một môi trường an toàn hơn cho việc trao đổi thông tin của các đối tượng người dùng. Nhờ vậy, bạn có thể duyệt web mà không để lại dấu vết nào, đảm bảo việc bảo vệ quyền riêng tư tối đa.
Ngoài ra, Deep Web cũng cung cấp cơ hội để người dùng tìm kiếm thông tin mà không bị theo dõi bởi các công cụ tìm kiếm lớn. Điều này giúp bạn truy cập vào nguồn thông tin mà không sợ bị theo dõi quảng cáo hay thu thập dữ liệu cá nhân.
An toàn đối với thông tin nhạy cảm
Đối với các tổ chức và cá nhân cần bảo vệ thông tin nhạy cảm, Deep Web là một nơi lưu trữ an toàn hơn, đặc biệt là khi thông tin được lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu không công khai.
Cung cấp nguồn thông tin chuyên sâu
Deep Web chứa nhiều nguồn thông tin chuyên sâu, bao gồm các thư viện số, nghiên cứu học thuật và cơ sở dữ liệu chuyên ngành vốn không có trên nền tảng Internet công cộng.
Đảm bảo nguyên tắc tự do ngôn luận
Một số người xem Deep Web là một không gian tự do hơn, nơi mà họ có thể thảo luận và chia sẻ ý kiến mà không bị kiểm duyệt hay kiểm soát quá mức.
III. Sự khác biệt giữa Deep Web và Dark Web
Deep Web và Dark Web là hai khái niệm dễ bị nhầm lẫn với nhau nhưng thực tế lại có những điểm khác biệt như sau:
- Deep Web là toàn những dữ liệu không thể truy cập được thông qua các công cụ tìm kiếm thông thường như Google, Bing.
- Dark Web là một phần của Deep Web, nhưng dữ liệu có thể được truy cập thông qua các mạng ẩn danh và trình duyệt đặc biệt.
IV. Các mặt tối của Deep Web là gì?

Deep Web không chỉ mang lại những lợi ích mà còn tồn tại những mặt tối đáng lưu ý. Điền hình như:
Là nơi diễn ra các hoạt động phi pháp
Deep Web thường được liên kết với các hoạt động phi pháp như thương mại các loại chất cấm, mua bán vũ khí, các giao dịch tội phạm khác,... Thậm chí, đây cũng có thể là nơi cho các hoạt động tội phạm tình báo, lưu trữ thông tin nhạy cảm, tạo ra nguy cơ đáng kể cho an ninh quốc gia.
Đánh cắp dữ liệu
Do tính chất ẩn danh của Deep Web, nguy cơ bị tấn công mạng và đánh cắp dữ liệu cá nhân tăng cao. Thông tin lưu trữ trên Deep Web có thể bị lợi dụng cho mục đích tội phạm.
Nguy cơ về các phần mềm độc hại
Deep Web có thể chứa nhiều trang web và tệp tin chứa phần mềm độc hại, virus hoặc malware,... Phần mềm độc hại này có thể gây hại cho máy tính của bạn, bao gồm mất dữ liệu, hỏng hóc phần cứng hoặc thậm chí là chiếm quyền điều khiển máy tính của bạn.
V. Có nên truy cập vào Deep Web không?
Câu trả lời là tùy thuộc vào mục đích, nhu cầu cụ thể của người dùng và mức độ hiểu biết về rủi ro liên quan.
Nếu bạn cần tìm kiếm những thông tin hữu ích và hợp pháp thì Deep Web có thể là một nguồn tài nguyên quý giá. Tuy nhiên, nếu bạn không có mục đích cụ thể, hoặc không có kiến thức và kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân thì tốt nhất bạn nên tránh truy cập vào Deep Web chỉ vì tò mò.
Nếu cần truy cập Deep Web, một số lưu ý sau sẽ giúp bạn truy cập vào Deep Web an toàn hơn:
- Sử dụng trình duyệt an toàn, chẳng hạn như Tor hoặc Whonix.
- Sử dụng mạng riêng ảo (VPN) để mã hóa lưu lượng truy cập của bạn.
- Cẩn thận với những thông tin bạn cung cấp trên Deep Web.
- Không tải xuống bất kỳ tệp nào từ Deep Web mà bạn không chắc chắn về nguồn gốc.
VI. Cách thức hoạt động của Deep Web
Không giống với cơ chế hoạt động của các công cụ tìm kiếm thông thường là sử dụng bot để thu thập thông tin từ những website đã được lập chỉ mục để cung cấp thông tin cho người dùng, cách thức hoạt động của deep web phức tạp hơn rất nhiều. Cụ thể như các dữ liệu được lưu trữ trên deep web sẽ không hiển thị trên các công cụ tìm kiếm.
Có một số website riêng yêu cầu bảo mật trước khi bạn được phép truy cập vào phần nội dung. Theo đó, trình thu thập thông tin không thể xâm nhập dữ liệu và yêu cầu tìm kiếm từ khóa trên một website cụ thể nào. Ngoài ra còn có một số website giới hạn truy cập theo thời gian, nghĩa là website chỉ cho phép người dùng truy cập xem nội dung trong khoảng thời gian nhất định.
VII. Các cấp độ của Deep Web
Để nói về chi tiết các cấp độ Deep Web trên internet hiện nay Terus đã tổng hợp danh sách các cấp độ của Deep Web tăng dần ở dưới đây:
Cấp 0: Common Web (Web phổ thông)
Mức độ 0 chính là các nội dung website mà bạn xem hàng ngày như Facebook, Youtube, Instagram,… cùng những website dễ truy cập khác.
Cấp 1: Surface Web (Web bề nổi)
Ở mức độ 1, bạn vẫn có thể truy cập qua những trình duyệt thông thường nhưng có một số website “dark” hơn như Reddit, Quora xuất hiện.
Cấp 2: Bergie Web (Web vô thừa nhận)
Mức 2 là cấp độ cuối cùng bạn có thể truy cập theo cách thông thường. Ở cấp độ này, bạn có thể tìm thấy một số website ngầm, website ẩn. Từ các cấp tiếp theo, để truy cập thì bạn cần sử dụng Tor hoặc thay đổi phần cứng của mình.
Cấp 3: Deep Web (Web ẩn)
Với cấp độ này, bạn bắt buộc phải truy cập với proxy đã qua chỉnh sửa. Ở mức này, nội dung sẽ chứa những hình ảnh máu me, bạo lực, phạm tội, hack website,… Đây có thể xem là cấp bắt đầu của Deep web.
Cấp 4: Charter Web
Theo tìm hiểu của Terus, mức độ này sẽ được chia làm hai phần:
- Phần thứ nhất: Người dùng có thể truy cập thông qua Tor, chứa những nội dung như buôn bán người, chất cấm, các đoạn phim bị cấm, chợ đen,…
- Phần thứ hai: Được truy cập bằng cách thay đổi phần cứng Closed Shell System. Nội dung tại phần này phát triển theo chiều hướng tồi tệ hơn rất nhiều so với phần trên.
Cấp 5: Marianas Web
Theo những lời bàn tán, nội dung tại cấp độ này liên quan đến các bí mật cấp quốc gia mà không ai được biết.
Cấp 6: Inbetween level
Tầng này được ví như hàng rào ngăn cách giữa cấp 5 và các cấp độ sau để tránh các cá nhân thâm nhập vào cấp độ cao hơn.
Cấp 7: The Fog/Virus Soup
Đây là nơi diễn ra nhiều vụ mua bán với giá trị rất cao, chứa nhiều loại virus độc hại mà các hacker khác cài vào để ngăn chặn những người dùng khác.
Cấp 8: The Primarch System
Cấp 8 là hệ thống kiểm soát Internet, không có bất kỳ tổ chức nào có quyền kiểm soát nó. Đến nay, vẫn chưa ai biết được có những thông tin nào, hoạt động gì ẩn trong tầng này. Hiện tại, The Primarch System được gọi là Boss cuối của hệ thống Internet.
VIII. Những điều cần lưu ý khi truy cập Deep Web
Nhằm giúp bạn hạn chế được những rủi ro khi truy cập vào Deep Web, sau đây sẽ là những điều mà bạn cần lưu ý:
- Cài đặt các phần mềm bảo mật và antivirus mới nhất cho máy tính và các thiết bị của bạn, trước khi sử dụng Deep Web.
- Giấu địa chỉ IP bằng cách sử dụng các phương tiện đảm bảo quyền riêng tư như mạng Tor, để bảo vệ thông tin cá nhân.
- Tránh chia sẻ các thông tin cá nhân và thông tin tài khoản.
- Lựa chọn truy cập vào những nội dung phù hợp.
- Tránh tham gia vào các hoạt động phi pháp.
Có thể nói Deep Web là hệ thống rộng lớn với nhiều thông tin hợp pháp và cả bất hợp pháp. Chính vì sự nguy hiểm và bí ẩn nên Deep Web tạo ra rất nhiều tò mò đối với người sử dụng Internet. Tuy nhiên đối với người dùng bình thường thì Terus khuyên bạn không nên truy cập vào Deep Web để tránh những nguy cơ mang hệ lụy xấu.
FAQ - Giải đáp các thắc mắc liên quan đến Deep Web
1. Deep Web là gì có nguy hiểm không?
Deep Web là một phần của Internet mà các thông tin và trang web không thể tìm kiếm được bằng các công cụ tìm kiếm phổ biến như Google, Bing hay Yahoo. Những trang web Deep Web sẽ không được liệt kê công khai và thông tin của chúng cũng không dễ dàng truy cập thông qua các liên kết thông thường.
2. Trong Deep Web có gì?
Deep Web chứa một loạt các loại dữ liệu, bao gồm tài liệu khoa học, cơ sở dữ liệu thư viện, tài liệu tài chính, trang web email cá nhân, trang web di động và nhiều nội dung khác. Sự đa dạng này làm cho Deep Web trở thành một nguồn tài nguyên quý báu cho nhiều mục đích khác nhau.
3. Ai là người tạo ra deep web?
Khái niệm về Deep Web được đưa ra lần đầu vào năm 1994 bởi Michael Bergman. Tại thời điểm đó, Deep Web được gọi với cái tên Invisible Web. Thuật ngữ Deep Web chính thức được công nhận vào năm 2001 trong một nghiên cứu của Bergman.