Việc tích hợp cổng thanh toán Visa vào website đang trở thành xu hướng tất yếu trong kinh doanh trực tuyến. Nhờ đó, khách hàng có thể dễ dàng thanh toán đơn hàng chỉ với vài cú click chuột, bất kể họ đang ở đâu trên thế giới.
Với thanh toán Visa thì việc thanh toán trở nên đơn giản hơn rất nhiều, nhưng cũng yêu cầu bạn phải có khả năng lập trình để thêm vào website. Nhưng đừng lo bài viết này Terus sẽ hướng dẫn bạn cách để tích hợp thanh toán visa vào website.

I. Tổng quan về cổng thanh toán trực tuyến dành cho website
Trước khi nói rõ cho bạn thông tin về thanh toán Visa, thì Terus sẽ cần bạn đi qua một vài thông tin tổng quan về thanh toán trực tuyến trên website đặc biệt là về Visa.
1. Thẻ VISA là gì?
Thẻ Visa là một loại thẻ thanh toán quốc tế được chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu. Được phát hành bởi tổ chức Visa International Service Association, thẻ Visa kết nối một mạng lưới ngân hàng khổng lồ, cho phép bạn thực hiện giao dịch thanh toán tại hầu hết các quốc gia.
Lợi ích mà thẻ Visa mang lại là không thể bàn cãi, visa giúp tốc độ mua hàng của dùng tăng lên nhanh kinh khủng. Vì thế tích hợp thanh toán trực tuyến vào website là vô cùng cần thiết.
Các loại thẻ VISA hiện tại bao gồm:
- Thẻ ghi nợ (VISA Debit): Tài khoản trong này phải có tiền trong tài khoản trước khi sử dụng thẻ VISA để rút tiền, thanh toán hoặc chuyển khoản.
- Thẻ tín dụng (VISA Credit): bạn được cấp một hạn mức tín dụng để chi tiêu theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ. Bạn có thể chi tiêu thoải mái và thanh toán thẻ vào môi kỳ.
- Thẻ trả trước (VISA Prepaid): Sử dụng thẻ trả trước từ một nhà cung cấp dịch vụ tiền tệ.

2. Cổng thanh toán trực tuyến là gì?
Thanh toán trực tuyến là tính năng cho phép người dùng thực hiện giao dịch mua hàng ngay trên website mà không cần dùng tiền mặt. Bạn thường thấy hình thức này trên các trang thương mại điện tử. Lợi ích mà công thanh toán trực tuyến mạng lại
- Tiện lợi: Mua sắm mọi lúc, mọi nơi chỉ với vài cú click chuột.
- Đa dạng phương thức: Có thể thanh toán bằng thẻ ngân hàng, ví điện tử,... liên kết với tài khoản của bạn.
- An toàn: Thông tin thanh toán được bảo mật cao.
3. Quy trình hoạt động của cổng thanh toán trực tuyến
Khi bạn mua hàng trực tuyến, quá trình thanh toán diễn ra một cách tự động và an toàn. Dưới đây là các bước cơ bản:
- Tích hợp cổng thanh toán: Website của cửa hàng sẽ được kết nối với các cổng thanh toán trực tuyến như PayPal, Payoo hoặc liên kết trực tiếp với ngân hàng.
- Khách hàng chọn hình thức thanh toán: Khi hoàn tất đơn hàng, bạn sẽ chọn phương thức thanh toán phù hợp (thẻ ngân hàng, ví điện tử,...).
- Nhập thông tin thanh toán: Bạn sẽ nhập thông tin thẻ ngân hàng, mật khẩu hoặc thông tin tài khoản ví điện tử vào form thanh toán.
- Xác thực giao dịch: Hệ thống sẽ chuyển thông tin thanh toán đến ngân hàng hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán để xác thực.
- Hoàn tất giao dịch: Nếu giao dịch thành công, bạn sẽ nhận được thông báo và đơn hàng của bạn sẽ được xử lý.
II. Những lưu ý khi tích hợp thanh toán Visa vào website
Tích hợp thanh toán Visa vào website thường bao gồm nhiều loại thẻ như: thẻ nội địa, thẻ quốc tế, thẻ Mastercard,… Ngoài ra, hiện nay người dùng còn có thể sử dụng Internet Banking của một số ngân hàng cung cấp để thanh toán.
Để quá trình thanh toán trực tuyến diễn ra suôn sẻ và an toàn, bạn cần chú trọng đến một số yếu tố sau:
- Tương thích công nghệ: Hệ thống giỏ hàng và cổng thanh toán phải hoạt động đồng bộ để tránh gián đoạn trong quá trình thanh toán.
- Bảo mật thông tin: Bảo vệ thông tin khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Chọn các cổng thanh toán uy tín để đảm bảo giao dịch an toàn, minh bạch.
- Phí dịch vụ hợp lý: Cân nhắc kỹ lưỡng về chi phí phát sinh khi sử dụng các cổng thanh toán khác nhau.
III. Hướng dẫn bạn thêm cổng thanh toán vào trong website
Sẽ có rất nhiều các từ code đến viết bằng tay nhưng phổ biên nhất vẫn là Paypal và các cách khác. Tôi sẽ cố gắng đưa ra cho bạn những cách nói đạo lý tôts
1. Paypal
Đối với việc sử dụng những kênh trung gian khác để thanh toán, người kinh doanh phải chịu mất phí dịch vụ. Do đó, đôi khi điều này sẽ gây ra sự bất lợi. Nhưng tích hợp thanh toán Paypal vào website sẽ giải quyết được khoản này.
Khi tích hợp PayPal vào website của bạn, khách hàng sẽ có trải nghiệm mua sắm vô cùng thuận tiện. Chỉ với một tài khoản PayPal, họ có thể dễ dàng thanh toán cho các đơn hàng mà không cần phải nhập lại thông tin thẻ nhiều lần.
2. Sử dụng Plugin của Wordpress có sẵn
Như đã biết, PayPal là một trong những phương thức thanh toán trực tuyến phổ biến nhất hiện nay, được nhiều người dùng tin tưởng. Để tích hợp PayPal vào website WordPress, bạn có thể sử dụng các plugin chuyên dụng. Hai plugin phổ biến nhất là WP Easy PayPal Payment Accept và WooCommerce Vietnam Currency.
WP Easy PayPal Payment Accept:
- Cài đặt: Bạn cài đặt plugin này như bất kỳ plugin WordPress nào khác.
- Kết nối tài khoản PayPal: Liên kết tài khoản PayPal của bạn với plugin để bắt đầu nhận thanh toán.
- Tùy chỉnh trang thanh toán: Plugin cung cấp các đoạn mã giúp bạn tùy chỉnh giao diện và chức năng của trang thanh toán. Tuy nhiên, việc chỉnh sửa mã nguồn đòi hỏi bạn có kiến thức về lập trình.
WooCommerce Vietnam Currency:
- Kết hợp với WooCommerce: Plugin này thường được sử dụng cùng với WooCommerce - một plugin thương mại điện tử phổ biến cho WordPress.
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Đặc biệt hữu ích cho các website bán hàng đa ngôn ngữ.
- Cài đặt đơn giản: Quá trình cài đặt và cấu hình tương đối dễ dàng, không yêu cầu nhiều kiến thức kỹ thuật.
Plugin tiếp theo được sáng tạo bởi người Việt nên sẽ hỗ trợ tối đa cho các website bán hàng của Việt Nam. Khi cài đặt Woocommerce Vietnam Currency, tỷ giá USD và VND sẽ tự động được hoán đổi và cho phép thanh toán Paypal bằng tỷ giá VND. Các loại thẻ Visa, Mastercard,… được thanh toán thông qua Paypal vẫn được chấp nhận.
Vì đây là plugin được viết bởi chính người Việt nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về hỗ trợ ngôn ngữ, chắc chắn là sẽ dễ dùng. Còn một điều bạn cần lưu ý rằng vớ Woocommerce Vietnam Currency, tỷ giá USD và VND sẽ tự động được hoán đổi và cho phép thanh toán Paypal bằng tỷ giá VND.
Với plugin này thẻ nào dùng được cho Paypal thì plugin này cũng dùng được nhé
3. Dùng 2Checkout

Là một plugin thanh toán trực tuyến, 2Checkout hoạt động tương tự các plugin khác nhưng có phạm vi phủ sóng rộng hơn, hỗ trợ tới 196 quốc gia.
- Đa dạng phương thức thanh toán: 2Checkout chấp nhận hầu hết các loại thẻ thanh toán, từ thẻ nội địa đến thẻ quốc tế như Visa, Mastercard.
- Miễn phí phí hàng tháng: Điều này giúp giảm thiểu chi phí ban đầu cho các doanh nghiệp.
- Phí dịch vụ hợp lý: Mặc dù có phí dịch vụ, nhưng mức phí này được đánh giá là hợp lý và chấp nhận được cho các doanh nghiệp.
Để tích hợp 2Checkout vào website của bạn, bạn cần thực hiện các bước sau:
- Tạo tài khoản 2Checkout: Đăng ký một tài khoản trên nền tảng 2Checkout.
- Kết nối tài khoản ngân hàng: Liên kết tài khoản ngân hàng của bạn với tài khoản 2Checkout để nhận tiền thanh toán.
- Cài đặt trên website: Tích hợp mã code cung cấp bởi 2Checkout vào trang thanh toán của website.
4. Thiết kế riêng website cho tính năng thanh toán Visa
Thay vì tự mình cài đặt phức tạp, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp để tích hợp tính năng thanh toán bằng thẻ Visa vào website của mình. Khi xây dựng website, bạn chỉ cần yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ tích hợp chức năng này ngay từ đầu.
Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời đảm bảo tính ổn định và bảo mật của hệ thống thanh toán. Nếu cần thiết bạn có thể liên hệ Terus để được hỗ trợ nhé.