Mặc dù định giá động dynamic pricing là gì không phải là một khái niệm hoàn toàn mới và đã được nhiều công ty sử dụng trong những năm qua, nhưng nó là một trong những xu hướng đã làm mưa làm gió trong ngành thương mại điện tử.
Nhiều công ty sử dụng định giá động - dynamic pricing trong doanh nghiệp, nhưng nhiều người vẫn chưa làm quen với thuật ngữ này, vì thế bài viết này Terus sẽ làm rõ cho bạn Dynamic Pricing là gì?

I. Dynamic pricing là gì?
Định giá động là phương pháp điều chỉnh giá cả sản phẩm một cách linh hoạt theo thời gian thực, dựa trên sự biến động của cung và cầu thị trường. Không giống như giá cố định, giá sản phẩm có thể thay đổi liên tục để tối ưu hóa lợi nhuận.
Các yếu tố được sử dụng trоng định giá động
Trong thời đại số, định giá không còn tĩnh tại mà thay đổi liên tục, được điều chỉnh dựa trên hàng loạt yếu tố thị trường. Các doanh nghiệp sử dụng phần mềm và thuật toán để phân tích dữ liệu khổng lồ và đưa ra quyết định điều chỉnh giá cả một cách nhanh chóng và chính xác.
Các yếu tố ảnh hưởng đến định giá động:
- Giá cả cạnh tranh: Doanh nghiệp liên tục theo dõi giá cả của đối thủ để đưa ra mức giá phù hợp.
- Chi phí sản xuất: Các yếu tố như nguyên vật liệu, nhân công, vận chuyển đều được tính toán để đảm bảo lợi nhuận.
- Dự báo nhu cầu: Sử dụng các thuật toán và kinh nghiệm để dự đoán nhu cầu thị trường trong tương lai.
- Nhu cầu thực tế: Điều chỉnh giá dựa trên nhu cầu tức thời của thị trường, đặc biệt trong các dịp lễ, sự kiện lớn.
- Yếu tố bên ngoài: Các yếu tố như thời tiết, thiên tai, dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến giá cả.
Pricing strategy là gì?
Chiến lược giá là một kế hoạch chi tiết nhằm xác định mức giá phù hợp cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Việc định giá không chỉ đơn thuần là đặt ra một con số mà còn là một quá trình cân nhắc kỹ lưỡng nhiều yếu tố
II. Lợi ích của định giá động
Nếu bạn đang triển khai một website hay điều hành một công ty thương mại điện tử thì nên xem qua việc áp dụng mô hình giá động cho doanh nghiệp
1. Tăng doanh số bán hàng

Dynamic pricing được coi là một cách tốt để doanh nghiệp tăng giá, nhưng đôi khi họ dùng phương pháp này để hạ giá. Việc hạ giá có thể kích thích cảm hứng mua hàng của khách hàng và giúp bạn đạt được doanh thu mong muốn.
2. Tối đa hóa lợi nhuận
Khi đối thủ cạnh tranh đưa ra mức giá cao, định giá động chính là "vũ khí" giúp bạn chiếm ưu thế. Thay vì giữ nguyên một mức giá cố định, bạn có thể linh hoạt điều chỉnh giá sản phẩm dựa trên hành vi và nhu cầu của từng khách hàng.
Ví dụ: Nếu đối thủ bán ly nước với giá 20.000 đồng, trong khi bạn chỉ bán với giá 7.500 đồng, bạn có thể tận dụng định giá động để "điều chỉnh" giá lên khoảng 12.500 đồng khi nhận thấy khách hàng sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn. Điều này giúp bạn vừa tăng doanh thu, vừa tạo cảm giác "hời" cho khách hàng.
3. Tạo ra mức độ nhu cầu cao hơn

Trong các sự kiện, mỗi chỗ ngồi trống đều đồng nghĩa với việc mất đi cơ hội thu lợi nhuận. Chính vì vậy, định giá động trở thành một công cụ hữu hiệu để tối đa hóa doanh thu. Bạn hoàn toàn có thể bán nó với mức giá thấp hơn, điều đó sẽ cho phép bạn tối đa lợi nhuận.
4. Có thêm sự hiểu biết về khách hàng
Việc đưa ra các mức giá thay đổi mức giá giúp thử xem khả năng và mức chấp nhận chi trả của khách hàng dành cho sản phẩm là bao nhiêu. Khi có được số liệu này bạn sẽ chủ động lựa chọn hơn, bạn có thể tăng chất lượng sản phẩm để bán với cao hơn hoặc giảm giá để thu hút thêm khách hàng.
III. Những bất lợi mà dynamic pricing mang lại
Những lợi thế thì cũng sẽ có những bất lợi mà định giá động mang lại:
1. Sự cạnh tranh giá cả

Việc bạn giảm giá cũng sẽ khiến các cửa hàng khác cũng phải giảm để giữ chân khách hàng nếu “cuộc chiến” này duy trì thì người thiệt là cả bạn và đối thủ của mình. Nên nhiều doanh nghiệp SME coi việc định giá động là một việc làm nguy hiểm.
2. Mất khách hàng
Khi bạn giảm giá thì những khách hàng trước sẽ cảm thấy bị lừa dối khi họ phải mua một sản phẩm cùng chất lượng ở mức giá cao hơn. Việc này dễ dẫn tới sự tiêu cực từ những khách hàng cũ, và bạn cũng hiểu rõ rằng việc kinh doanh thành công buộc phải là “giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới”, việc mất 1 trong 2 sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc kinh doanh của bạn.
3. Sự thua lỗ kinh doanh

Với sự phổ biến của internet, khách hàng sẽ nghiên cứu về các sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ muốn trước khi mua hàng. Họ thậm chí có thể biết giá khuyến nghị của một số hàng hóa nhất định là gì khi họ liên hệ với một doanh nghiệp để mua hàng.
Nếu sản phẩm được định giá cao hơn những gì họ mong đợi, thì họ sẽ đến một nơi khác để mua hàng. Nhiều người thậm chí sẽ không nói bất cứ điều gì. Họ sẽ rời khỏi doanh nghiệp hoặc trang web của bạn và có khả năng không bao giờ quay lại.
4. Giảm lòng trung thành của khách hàng
Khi bạn làm những người tiêu dùng khó chịu trước chiến lược định giá, thì mọi hình tượng bạn xây dựng sẽ sụp đổ và khách hàng sẽ không còn niềm yêu thích với thương hiệu. Ngoài ra, khi họ mua sắm và tìm thấy sản phẩm tương tự bạn nhưng lại bán giá rẻ hơn nhiều so với bạn thì nguy cơ bạn mất vị khách hàng này là rất cao
5. Tăng sự cạnh tranh trong ngành

Mặc dù khách hàng thường trung thành với những thương hiệu mang lại giá trị, việc áp dụng định giá động lại đặt dấu hỏi về sự cam kết này. Khi giá cả liên tục thay đổi, khách hàng có thể cảm thấy rằng doanh nghiệp đang ưu tiên lợi nhuận hơn là cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho họ. Điều này dễ khiến khách hàng nghi ngờ về sự nhất quán và giá trị thực sự của sản phẩm/dịch vụ.
Hơn nữa, việc nhiều doanh nghiệp áp dụng định giá động cũng làm gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Các doanh nghiệp sẽ liên tục điều chỉnh giá cả để thu hút khách hàng, dẫn đến một cuộc đua giảm giá không có lợi cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.
IV. Các loại định giá động
Việc đặt giá là tùy theo mỗi người nhưng theo các doanh nghiệp thì họ thường sẽ có các loại định giá động sau:
1. Theo phân đoạn

Định giá theo phân đoạn là một chiến lược kinh doanh linh hoạt, cho phép doanh nghiệp thiết lập các mức giá khác nhau cho cùng một sản phẩm hoặc dịch vụ, tùy thuộc vào đặc điểm của từng nhóm khách hàng. Ví dụ: vé máy bay có thể được bán với giá ưu đãi cho sinh viên, dựa trên giả định rằng sinh viên thường có thu nhập thấp hơn.
Các yếu tố thường được sử dụng để phân đoạn khách hàng bao gồm: độ tuổi, nghề nghiệp, địa điểm, hành vi mua sắm, và khả năng chi trả. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
2. Thời gian
Định giá theo thời gian là một chiến lược kinh doanh linh hoạt, cho phép doanh nghiệp điều chỉnh giá sản phẩm hoặc dịch vụ tùy thuộc vào thời điểm trong năm. Giá cả có thể thay đổi theo mùa, theo ngày lễ hoặc các sự kiện đặc biệt. Ví dụ, vé máy bay thường tăng giá vào các dịp lễ tết do nhu cầu đi lại của khách hàng tăng cao.
3. Định giá cao nhất

Định giá dựa trên dữ liệu thị trường là phương pháp xác định giá cả sản phẩm bằng cách phân tích sâu vào thông tin thị trường. Thay vì chỉ dựa vào yếu tố thời gian như các phương pháp truyền thống, cách tiếp cận này còn kết hợp cả việc so sánh với đối thủ cạnh tranh.
4. Định giá thâm nhập
Đây là một chiến lược giá mà các doanh nghiệp thường áp dụng khi mới ra mắt sản phẩm hoặc dịch vụ. Thay vì đặt giá cao để thu lợi nhuận ngay lập tức, các doanh nghiệp sẽ cố tình đưa ra mức giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Mục tiêu của chiến lược này là thu hút một lượng lớn khách hàng mới, tạo dựng lòng trung thành và dần dần tăng giá khi sản phẩm đã được khẳng định trên thị trường.
5. Định giá cạnh tranh

Định giá cạnh tranh là một chiến lược mà doanh nghiệp đưa ra mức giá sản phẩm/dịch vụ dựa trên tình hình thị trường và giá cả của đối thủ cạnh tranh. Mục tiêu của chiến lược này là đạt được lợi thế cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận.
Các loại định giá cạnh tranh thường thấy là:
- Định giá cao hơn: Đặt giá sản phẩm/dịch vụ cao hơn so với đối thủ để thể hiện chất lượng và sự khác biệt.
- Định giá thấp hơn: Đặt giá thấp hơn để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị phần.
- Định giá bằng: Đặt giá tương đương với đối thủ và tập trung vào các yếu tố khác như chất lượng, dịch vụ để tạo sự khác biệt.
V. Liệu có nên định giá đột biến hay không?
Định giá động là một chiến lược linh hoạt, giúp doanh nghiệp điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ theo thời gian và các yếu tố thị trường. Theo bản chất thì định giá động sẽ là một cuộc đua để đưa ra mức giá tốt nhất cho khách hàng. Từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, trong hầu hết trường hợp thì chiến lược này đều có lợi cho cả người mua và người bán nhưng cần phải có sự kiểm soát.
Hầu hết các sàn TMĐT hiện này đều triển khai phương thức dynamic pricing này nhằm tối ưu quyền lợi cho khách hàng và doanh nghiệp. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết, hi vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn.