“Chiến lược chi phí thấp” luôn là phương án được nghĩ đến đầu tiên của người kinh doanh từ nhỏ đến lớn. Nhưng chiến lược chi phí thấp là gì? Và tại sao được ưa chuộng đến vậy thì bài viết này Terus sẽ làm rõ ra cho bạn.

Chiến Lược Chi Phí Thấp Là Gì? Cách Sử Dụng Chiến Lược Hiệu Quả

I. Chiến lược chi phí thấp là gì?

Chiến lược chi phí thấp là cách thức giúp doanh nghiệp cạnh tranh bằng cách giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất, vận hành và tiếp thị. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm/dịch vụ với giá thành hấp dẫn hơn so với đối thủ, thu hút lượng lớn khách hàng tìm kiếm sản phẩm giá rẻ.

Lấy nhanh ví dụ cho bạn có thể kể đến như: Nền tảng thương mại điện tử này đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam nhờ mô hình kinh doanh trực tuyến hiệu quả và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Shopee tập trung vào việc giảm thiểu chi phí vận hành để có thể cung cấp sản phẩm với giá thành cạnh tranh, thu hút cả người mua và người bán.

II. Mục tiêu của chiến lược chi phí thấp

Mục tiêu cốt lõi nhất của chiến lược chi phí thấp là tối ưu chi phí, sau cho ra một giá bán cạnh tranh hơn so với đối thủ. Sau đây là những mục tiêu chính mà chiến lược này mang lại:

1. Mở rộng thị phần

Mở rộng thị phần

Chiến lược giá thấp giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng từ đối thủ, nhanh chóng mở rộng thị phần nhờ lợi thế cạnh tranh về giá. Khách hàng luôn cuốn hút với các sản phẩm làm họ cảm thấy được lời khi mua, chiến lược này sẽ kích thích cho điều đó.

2. Cải thiện doanh số bán hàng

Giá cả hấp dẫn thường kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Khi thấy sản phẩm có giá tốt, khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng, giúp doanh nghiệp tăng doanh số và lợi nhuận.

3. Vượt mặt đối thủ

Vượt mặt đối thủ

Cạnh tranh giá cả là một công cụ hiệu quả để các doanh nghiệp tạo áp lực lên đối thủ, buộc họ phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh hoặc rút lui khỏi thị trường.

4. Tối ưu hóa hiệu suất

Chiến lược chi phí thấp nhấn mạnh việc tối ưu hóa toàn bộ quy trình sản xuất và vận hành để nâng cao hiệu suất, giảm thiểu lãng phí, từ đó giảm giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận.

III. Các yếu tố cần thiết để triển khai chiến lược chi phí  thấp

Các yếu tố cốt lõi để thành công với chiến lược chi phí thấp:

IV. Ưu, nhược điểm của chiến lược chi phí thấp

Ưu điểm

Các lợi thế của chiến lược chi phí thấp:

Nhược điểm

Bên cạnh những lợi ích thì chiến lược cạnh tranh giá rẻ sẽ đem lại những rủi ro như:

V. Yếu tố quan trọng để triển khai chiến lược chi phí thấp

Để triển khai thành công chiến lược chi phí thấp, chủ shop cần chú ý đến các yếu tố dưới đây:

1. Hệ thống sản xuất

Hệ thống sản xuất

Tăng cường năng suất sản xuất không chỉ giúp shop sản xuất được nhiều sản phẩm hơn mà còn tiết kiệm chi phí đáng kể. Nhờ đó, shop có thể giảm giá thành sản phẩm, cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường và tăng lợi nhuận.

2. Lương nhân viên

Doanh nghiệp có thể giảm đáng kể chi phí sản xuất bằng cách đặt xưởng sản xuất tại các khu vực có mức sống thấp, dân cư đông đúc. Việc này giúp thu hút được nguồn lao động dồi dào với mức lương cạnh tranh, từ đó tiết kiệm chi phí nhân công và tăng lợi nhuận.

3. Chi phí cho nguyên liệu

Chi phí cho nguyên liệu

Giá thành sản phẩm phụ thuộc lớn vào chi phí nguyên vật liệu. Khi giảm giá thành nguyên vật liệu, giá bán sản phẩm cũng sẽ giảm theo.

4. Quy mô kinh doanh

Quy mô kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm.

5. Nguồn lực tài chính

Việc phân tích và kiểm soát nguồn lực tài chính là một phần không thể thiếu trong quá trình kinh doanh. Bằng cách thường xuyên đánh giá tình hình tài chính, shop có thể:

6. Marketing

Marketing

Marketing không chỉ là công cụ quảng bá thương hiệu mà còn là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đặc biệt đối với các shop nhỏ, việc xây dựng và triển khai chiến lược marketing hiệu quả với chi phí thấp là vô cùng quan trọng. Để đạt được điều này, shop cần đặc biệt chú ý đến hai yếu tố sau:

7. Nghiên cứu và phát triển

Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển là chìa khóa để doanh nghiệp luôn dẫn đầu. Nhờ đó, shop có thể nhanh chóng ứng dụng các công nghệ mới, nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm thiểu chi phí.

8. Phải nắm đầy đủ thông tin

Xây dựng và phân tích hệ thống thông tin kỹ càng giúp shop kiểm soát được dữ liệu thông tin hiện tại, cần phải nắm như: 

VI. Cách áp dụng chiến lược chi phí thấp đạt hiệu quả cao

Để có thể áp dụng chiến lược chi phí thấp vào mô hình của mình thì cá cửa hàng cần phải tham khảo các yếu tố sau:

1. Giảm chi phí giao hàng

Bạn nên lựa chọn các đơn vị vận chuyển có uy tín cao trong ngành giúp có đượ cước phí thấp và vận chuyển uy tín cho bạn. Hoặc để tối ưu nhiều của hàng nhận free ship bán kính 10km, sẽ có shipper của quán đi giao.

2. Tăng quy mô sản xuất

Tăng quy mô sản xuất

Để dễ hiểu thì bạn sản xuất 1 cây bút thì tổng công là 10.000 đồng, nhưng khi bạn sản xuất 100.000 ngàn cây bút thì tổng công chỉ là 100đ cho 10 cây bút chẳng hạn. Khi bạn đã sản xuất được sản xuất hàng loại thì hoàn toàn có thể bán giá rẻ hơn nhằm chiếm lĩnh thị trường

3. Tìm nơi cung cấp nguyên liệu mới

Thay vì mua hàng qua trung gian, việc tìm nguồn cung ứng trực tiếp từ nhà sản xuất sẽ giúp shop tiết kiệm chi phí đáng kể. Không chỉ vậy, bạn còn chủ động hơn trong việc lựa chọn sản phẩm, đảm bảo chất lượng và tránh bị ép giá. Đây là cách để shop giảm sự phụ thuộc và tăng tính cạnh tranh.

4. Ứng dụng công nghệ hiện đại

Ứng dụng công nghệ hiện đại
Công Nghệ Chuyển Đổi Số Không Thể Thiếu Cho Doanh Nghiệp

Áp dụng công nghệ tự động hóa vào quá trình sản xuất là một giải pháp hiệu quả để giảm chi phí và tăng năng suất. Bằng cách tự động hóa các công đoạn sản xuất, doanh nghiệp có thể:

5. Tăng cường các hoạt động Marketing 

Bên cạnh việc phân phối sản phẩm qua các cửa hàng đại lý, việc đầu tư vào marketing trực tiếp như điện thoại, catalog, mạng xã hội, sự kiện... là vô cùng quan trọng. 

Phương thức này không chỉ giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm mà còn là cầu nối để doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ bền vững, hiểu rõ hơn về khách hàng và đo lường hiệu quả kinh doanh một cách chính xác.

Qua bài viết này, hi vọng bạn đã nắm rõ chiến lược chi phí thấp và thấy được tiềm năng to lớn mà nó mang lại. Khi áp dụng thành công, chiến lược này không chỉ giúp cửa hàng giảm chi phí, tăng lợi nhuận mà còn mở rộng thị trường, thu hút lượng lớn khách hàng. Đây chính là chìa khóa để cửa hàng của bạn trở nên cạnh tranh hơn và đạt được những thành công bền vững.

FAQ - Giải đáp thắc mắc liên quan đến chiến lược chi phí thấp

1. Chiến lược chi phí thấp là gì?

Chiến lược chi phí thấp (Low Cost Strategy) là một loại chiến lược tập trung vào việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm/dịch vụ với mức giá thấp hơn mặt bằng chung của thị trường, hoặc đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực.

2. Tại sao doanh nghiệp lại theo đuổi chiến lược dẫn đầu chi phí thấp?

Công ty theo đuổi chiến lược kết hợp chi phí thấp/dị biệt hóa khác với công ty theo đuổi chi phí thấp vì các đặc tính hấp dẫn bổ sung vào sản phẩm sẽ làm tăng chi phí. Các công ty theo đuổi chi phí thấp thường tránh tăng chi phí nên chỉ cung cấp sản phẩm cơ bản cho khách hàng quan tâm đến chi phí.

terus-logo-profile
Cập nhật lúc 13 Tháng 3, 2025



Terus Business là đội ngũ thuộc Terus chuyên cung cấp thông tin cập nhật về thị trường và phân tích các mô hình kinh doanh, đưa ra các giải pháp thiết thực dựa trên các chiến lược đã được chứng minh.