Microsite là một loại website được sử dụng với mục đích hỗ trợ chiến dịch marketing, truyền thông ngắn hạn nhưng hiệu quả mà nó mang lại là vô cùng cao. Vậy microsite là gì? Cách tận dụng microsite cho chiến dịch marketing hiệu quả nhất như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Terus.

Microsite Là Gì? Cách Sử Dụng Microsite Hiệu Quả Nhất

I. Microsite là gì?

Microsite có thể hiểu là một website hoặc một nhóm nhỏ các website hoạt động riêng biệt cho một thương hiệu. Thông thường một microsite thể hiện dưới hình thức tên miền riêng của nó, nhưng một số lại tồn tại dưới dạng một tên miền phụ.

Chức năng của microsite là giúp các thương hiệu truyền đạt ý tưởng, hình ảnh sản phẩm và các chiến dịch marketing hiệu quả đến khách hàng. Một microsite có thể được triển khai theo nhiều cách, cụ thể.

II. Các lợi ích khi tạo microsite

Sau đây là những lợi ích to lớn mà microsite có thể mang lại cho doanh nghiệp:

Thứ nhất, giúp tiết kiệm chi phí cho chủ doanh nghiệp, do một microsite chỉ tập trung vào một mục tiêu nhỏ, nên có thể dễ dàng điều chỉnh CTA và dễ dàng đánh giá ROI. Nếu thành công, Microsite có thể phát triển thành một sản phẩm mạnh mẽ và cho phép các thương hiệu khai thác mô hình với chi phí rẻ hơn để thúc đẩy ROI nhiều hơn với nỗ lực tiếp thị.

Các lợi ích khi tạo microsite

Thứ hai, tốc độ truy cập diễn ra nhanh chóng, bởi tính năng tập trung rõ ràng và thông tin ngắn gọn, súc tích. Điều này cho phép nhóm tiếp thị đạt được mục tiêu và tạo ra kết quả có thể đo lường được.

Thứ ba, tăng khả năng SEO cho website. Việc sử dụng một microsite sẽ giúp tăng xếp hạng SEO tổng thể của thương hiệu và cho phép khán giả mới tìm thấy doanh nghiệp trực tuyến. Bằng cách thông qua tìm kiếm miễn phí và liên kết giới với phương tiện truyền thông xã hội.

Cuối cùng, các microsite được thiết kế và điều hướng thân thiện với người dùng. Mỗi microsite đại diện cho một trang web được sắp xếp hợp lý để người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin cần thiết.

III. Vì sao microsite được lựa chọn để triển khai một chiến dịch marketing?

Vì sao microsite được lựa chọn để triển khai một chiến dịch marketing?

Sau khi đã hiểu được Microsite là gì, Terus sẽ giúp bạn biết vì sao nó quan trọng đối với công tác Marketing.

1. Microsite chỉ tập trung vào một chủ đề giúp truyền đạt nội dung tốt nhất

Khác với những website thông thường với việc bao quát tất cả sản phẩm/ dịch vụ doanh nghiệp đó cung cấp. Microsite chỉ tập trung chính vào một chủ đề hay sản phẩm/ dịch vụ mà bạn muốn truyền đạt đến khách hàng.

Vì vậy mà việc áp dụng microsite trong marketing sẽ giúp thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi đến khách hàng hiệu quả hơn, người đọc sẽ tiếp cận một cách dễ dàng hơn. Nội dung của microsite mang đến thông điệp mà khách hàng mong muốn hơn so với website chính, không mơ hồ hay quá bao quát.

Ví dụ: Domino Pizza tạo ra một Microsite với mục đích giới thiệu một chiếc xe giao bánh đặc biệt của họ. Ở Microsite này, khách hàng có thể thực hiện một số thao tác như phóng to, thu nhỏ để xem được toàn chi tiết của chiếc xe. Điều này tạo ra một sự thích thú cho khách hàng như là một dịch vụ mới của công ty.

2. Thiết kế của microsite linh động, khác biệt dễ hấp dẫn khách hàng

Bạn hoàn toàn có thể tự do sáng tạo những hình ảnh, ngôn từ phù hợp với chiến dịch để thu hút người xem và không phải phụ thuộc vào một cấu trúc có sẵn nào khi thiết kế hay triển khai microsite.

Trong marketing, đây là yếu tố khá quan trọng sở dĩ nó hấp dẫn khách hàng đến với sản phẩm/ dịch vụ của mình. Microsite chỉ phục vụ một chiến dịch ngắn nên thường được thiết kế đơn giản. Vì vậy những thông tin trong microsite như sự kiện, ưu đãi… sẽ được cập nhật nhanh chóng và dễ dàng bởi những người làm tiếp thị mà không phải cần đến đội ngũ kỹ thuật.

Ví dụ: Microsite của NASA được thiết kế độc đáo và khác biệt. Nó không theo bất kỳ bố cục hay nguyên tắc nên rất dễ thu hút và gây ấn tượng với người xem. Người dùng hoàn toàn có thể tự trải nghiệm tất cả tàu vũ trụ mà NASA đã phóng ra ngoài không gian. 

3. Microsite có khả năng làm tăng tỷ lệ chuyển đổi cao hơn so với website thông thường

Microsite có khả năng làm tăng tỷ lệ chuyển đổi cao hơn so với website thông thường

Giống như landing page, microsite hoàn toàn có thể giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website. Vì Microsite thường chỉ tập trung chính vào chiến dịch hay một nội dung nào đó cho nên rất nhanh chóng sau đó sẽ tiếp cận được đối tượng khách hàng mục tiêu.

Và cũng nhờ thiết kế đơn giản nhưng sinh động và bắt mắt cho nên sẽ khiến khách hàng thực hiện những tương tác trên trang web một cách dễ dàng. Hơn nữa, bạn còn có thể lồng ghép các minigame hoặc các cuộc thi mang tính chất cộng đồng vào microsite nhằm khuyến khích khách hàng truy cập vào trang web chính thức của doanh nghiệp.

4. Bạn đang muốn giới thiệu sản phẩm mới? Microsite là một cách thử nghiệm tuyệt vời

Một microsite thường có vòng đời rất ngắn, nó sẽ kết thúc khi chiến dịch mà doanh nghiệp đang triển khai chấm dứt. Thế nên, nếu thực sự muốn thử nghiệm sản phẩm/ dịch vụ mới để kiểm tra xem khách hàng có chấp nhận không, trong trường hợp này thì microsite là lựa chọn hợp lý.

Việc này sẽ giúp bạn theo dõi được phản ứng của khách hàng về những đổi mới này. Nếu họ chấp nhận những thay đổi đó, bạn có thể tiếp tục triển khai rộng rãi trên trang web của mình. Trái lại, nếu như khách hàng có những phản ứng tiêu cực thì bạn có thể ngừng tiếp tục mà không gây ảnh hưởng gì nhiều đến trang web chính thức.

5. Microsite dễ dàng thực hiện chiến dịch mang tính viral hơn website hay landing page

Đối với những người làm marketing, một trong những điều được cho là thành công là tạo được một thông điệp hay chiến dịch có tính lan truyền mạnh mẽ. Thế nhưng trên website lại rất kho để thực hiện điều đó và nó cũng không phù hợp để thực hiện.

Với microsite thì ngược lại, nó hoàn toàn có thể đảm nhận được vai trò này. Để những nội dung được chia sẻ rộng rãi với nhiều người thì buộc chúng phải là những nội dung độc đáo, mang tính giải trí cao và thu hút khi tiếp cận tới khách hàng. 

Ví dụ về một microsite của Redbull: Trang web chính thức của Redbull là https://www.redbull.com/ nhưng hãng có tạo thêm một microsite với video có sự xuất hiện của một huấn luyện viên nổi tiếng ở lĩnh vực chạy địa hình - Karl Meltzer vừa có thể giúp khách hàng không bị nhàm chán khi tiếp cận sản phẩm, vừa mang tính lan truyền mạnh mẽ đối với những người hâm mộ ông. Hơn nữa, microsite này tích hợp liên kết với trang web chính thức giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi cho trang mỗi khi tiếp cận với nó. 

Với tất cả lý do được liệt kê ở trên, microsite xứng đáng là một kênh marketing mang lại hiệu quả ấn tượng. Tuy nhiên, nó nên được áp dụng đúng với mục đích, chủ yếu là giúp khách hàng nhận thức và tiếp cận thương hiệu hay sản phẩm của bạn.

Bên cạnh đó, trường hợp chiến dịch marketing của bạn thực hiện với mục đích khác thì sẽ khó đạt được hiệu quả cao như mong muốn. Khi đó, bạn có thể triển khai một phương án marketing phù hợp như các dịch vụ SEO, chạy Google Ads hay thiết kế landing page

IV. Làm thế nào để tăng hiệu quả khi tạo microsite?

Để xây dựng, khai thác và tăng microsite hiệu quả, nhà hoạch định chiến lược cần phải chú trọng  từ khâu hình thành ý tưởng, kết hợp các ứng dụng Internet một cách thông minh để thu hút khách hàng ghé thăm nhiều nhất trong thời gian diễn ra chương trình.

Đầu tiên, bạn cần thiết kế microsite thân thiện và giao diện dễ dàng tìm kiếm thông tin.

Tiếp đó, quảng bá microsite theo cách truyền thống, tạo sự khác biệt và thu hút hoặc đánh vào tâm lý thỏa mãn cá nhân hoặc chia sẻ những điều bổ ích cho mọi người.

Kế tiếp, doanh nghiệp cần tạo cơ hội cho khách hàng tương tác và trải nghiệm sản phẩm bằng cách tích hợp các video, âm thanh, hình ảnh, trò chơi hay gửi lời mời tới bạn bè….

Sau đó, bạn cần lưu ý gắn kết microsite tới trang web của công ty hoặc sản phẩm.

Cuối cùng, bạn cần am hiểu công nghệ của doanh nghiệp. Thế mạnh của cách làm này là làm gia tăng lượng khách ghé thăm website.

V. Sự khác nhau giữa microsite và landing page

Sự khác nhau về bản chất

Landing page là một website bình thường, được sử dụng để phục vụ cho các chiến dịch quảng cáo của dịch vụ hay một sản phẩm nào đó. Địa chỉ của trang landing page phổ biến có dạng là www.domainwebsite.com/landing page.

Còn Microsite là một trang web có tên miền riêng và được dùng để phục vụ cho một chiến dịch của một hay nhiều sản phẩm, dịch vụ. Địa chỉ của microsite thông thường có cấu trúc là www.tenchiendich.com.

Sự khác nhau về chức năng

Landing Page là nơi để bạn tương tác với khách hàng của mình. Điều này giúp trang Landing Page của bạn gia tăng mức độ chuyển đổi, mua hàng từ phía khách hàng. 

Trong khi đó, Microsite giúp bạn có được sự linh hoạt, truyền tải thông điệp đến khách hàng rõ ràng và hiệu quả hơn so với các trang Landing Page. Bạn có thể chia nhỏ những thông tin này ở những page khác nhau, phục vụ cho nhiều sản phẩm, dịch vụ cùng một lúc nhằm giúp khách hàng theo dõi thông tin dễ dàng hơn. 

Tóm lại, Landing Page chỉ có thể phục vụ cho một dịch vụ, sản phẩm. Microsite thì có thể dùng cho nhiều sản phẩm hay dịch vụ cùng lúc.

VI. Microsite và landing page đâu là cách tốt hơn?

Cả landing page và Microsite đều được sử dụng nhằm phục vụ cho một chiến dịch marketing cụ thể nào đó. Thế nhưng có một câu hỏi nhiều người luôn tự hỏi đó là “Giữa Microsite và landing page cách nào sẽ tốt hơn?“ 

Câu trả lời sau đây có lẽ sẽ không thoả mãn được mong muốn của bạn nhưng trên thực tế, không có cách nào là tốt hơn, chỉ có cách nào sẽ phù hợp hơn với chiến dịch của doanh nghiệp bạn mà thôi. Để biết được cách nào sẽ là lựa chọn phù hợp, tốt nhất là nên nhìn lại mục đích của microsite và landing page là gì, từ đó xem xét lại mục tiêu doanh nghiệp muốn đạt được để quyết định phương án tốt nhất:

VII. Một vài Case study về microsite nổi bật

Coca Cola - Taste the Feeling 

Nhân viên truyền thông ở Coca-Cola đã sáng tạo và khai thác microsite bằng cách tạo ra một trải nghiệm trực tuyến phong phú trong hình dạng của “Taste the Feeling” (ảnh GIF). Khi bạn truy cập trang microsite này,  bạn sẽ gặp ngay video ca nhạc dài hai phút của một ca khúc chiến dịch tùy chỉnh từ Avicii và Conrad Sewell. 

Coca Cola - Taste the Feeling  - Một case study về microsite nổi bật

Video được tạo thành vòng lặp, GIF mô tả nhiều cảm xúc của những người uống Coca-Cola. Bạn có thể chọn một cảm xúc mình yêu thích bằng cách nhấn vào một trong 32 biểu tượng cảm xúc để hiện ra GIF tương ứng. 

Microsite này dễ dàng chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội, đây là cách tuyệt vời để thu hút mọi người quay lại website để tương tác nội dung. Ngoài ra, nó cũng là một ví dụ tuyệt vời, có sẵn hơn 20 ngôn ngữ để cho những thương hiệu quan tâm đến việc toàn cầu hóa chiến dịch truyền thông của Coca Cola.

Domino’s Pizza - Domino’ s DXP

Vào năm 2015, Domino đã ra mắt phương tiện chiếc xe giao hàng mới có tên Chevy Spark, hay còn được gọi là DXPs. Mục đích của chiến dịch này là mang đến sự thuận tiện cho việc giao hàng, cửa bên trái thuận tiện cho việc giao hàng, có lò nướng tiện dụng, không gian chứa tới 80 pizza và có những lưu trữ tùy chỉnh cho nước sốt và đồ uống. 

Microsite này là website tương tác cho phép bạn truy cập phóng to từng tính năng để hiểu rõ hơn về mục đích sáng tạo của chiếc xe. Bạn có thể lái xe và giao hàng như một người shipper thực thụ như phóng ga hay tìm hiểu từng bộ phận của chiếc xe.

Toàn bộ website được tạo ra một cách khéo léo, thông minh khiến chúng ta thực sự thú vị khi tìm hiểu về những tính năng của chiếc xe này. Hãy cùng khám phá hành trình giao hàng của DXP, bạn sẽ bị thuyết phục ngay lập tức khi truy cập trang web này.

Chanel - Inside Chanel

Inside Chanel sử dụng microsite để thông báo cho khách hàng về lịch sử và di sản của thương hiệu thời trang đẳng cấp thế giới Chanel. Trang web chứa rất nhiều nội dung về video ngắn miêu tả biên niên sử những nhà sáng lập thương hiệu, địa điểm, sự vật và sự kiện đã góp phần phát triển thành công của thương hiệu thời trang mang tính biểu tượng này.

Trang web Inside Chanel không phải là cú nổ đầu tiên của thương hiệu này khi tạo ra microsite. Thực tế, Chanel đã thử nghiệm với nhiều định dạng, gồm có cả trang web theo phong cách biên tập Chanel News.

Vì microsite có vòng đời khá ngắn cho nên khi triển khai, bạn hãy lên một kế hoạch thật kỹ để khai thác được toàn bộ giá trị mà nó mang lại cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Terus có lời khuyên cho bạn là trước khi bắt tay vào triển khai chiến dịch marketing của mình, hãy cân nhắc đến kết quả và mục tiêu mà bạn nhắm đến. Từ đó bạn sẽ chọn được cho mình một phương án phù hợp để mang lại hiệu quả tối ưu nhất, chi phí hợp lý nhất. Chúc bạn thành công!

FAQ - Giải đáp thắc mắc liên quan đến microsite

1. Microsite là gì?

Microsite là một trang web nhỏ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu marketing của các doanh nghiệp. Thông qua việc tập trung vào một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, microsite giúp tăng cường tính tương tác với khách hàng và tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch marketing trực tuyến.

2. Microsite khác gì với landing page?

Đầu tiên, Landing Page là một phần trên website của bạn trong khi microsite là một website hoàn toàn mới và tách biệt. Thứ hai là Landing Page tập trung vào thông tin của một sản phẩm hay dịch vụ trong khi Microsite có thể phục vụ nhiều sản phẩm, dịch vụ cùng lúc.

terus-logo-profile
Cập nhật lúc 3 Tháng 3, 2025



Terus Digital Marketing là một nhóm chuyên gia đáng tin cậy chuyên về SEO, Facebook Ads, Google Ads, TikTok Ads, v.v. Các bài viết của chúng tôi đề cập đến nhiều chủ đề tiếp thị kỹ thuật số khác nhau.