Theo các chuyên gia, để đạt hiệu quả tốt với quảng cáo Google Ads, doanh nghiệp nên đầu tư tối thiểu từ12 triệu đồng trở lên mới có hiêun quả. Số tiền cụ thể còn phụ thuộc vào ngành nghề, mục tiêu marketing và ngân sách tổng thể. Nếu bạn đang tìm hiểu chi phí chạy quảng cáo Google ads thì Terus sẽ đưa ra cho bạn bảng giá tham khảo:
Bảng giá chi phí quảng cáo Google Ads tại Terus:
Tên gói | Gói 1 | Gói 2 | Gói 3 | Gói 4 | Gói 5 |
Ngân sách quảng cáo(Tr = Triệu) | 10Tr – 50Tr | 51Tr – 100Tr | 101Tr – 300Tr | 301Tr – 1 Tỷ | Trên 1 Tỷ |
Phí dịch vụ | 15% | 15% | 15% | 13% | 10% |
Khi hợp tác dịch vụ quảng cáo Google Ads với Terus bạn sẽ được đảm bảo:
- Từ khóa không giới hạn
- Cài đặt tài khoản
- Tài khoản thực hiện ngân sách lơn
- Tối ưu quảng cáo
- Cài đặt Google Analytics
- Chặn IP ảo phá
- Theo dõi quảng cáo hằng ngày
- Quyền truy cập tài khoản quảng cáo
- Hỗ trợ trực tuyến
- Hỗ trợ thiết kế banner
- Đảm bảo vị trí TOP
- Tạo chiến dịch tiếp thị lại (Remarketing)
I. Cách tính chi phí quảng cáo Google Ads
Chi phí quảng cáo Google Ads phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: từ khóa, thời gian chạy quảng cáo, hình thức quảng cáo và mức độ cạnh tranh của ngành. Mỗi hình thức quảng cáo sẽ có cách tính phí riêng, phù hợp với mục tiêu của từng doanh nghiệp. Sau đây là những cách tính chi phí phổ biến.
- CPC (Cost Per Click): Bạn chỉ trả tiền khi có người click vào quảng cáo của bạn. Đây là hình thức phổ biến nhất.
- CPM (Cost Per Mille): Bạn trả tiền cho mỗi 1000 lần quảng cáo hiển thị, thường dùng để tăng độ nhận diện thương hiệu.
- CPA (Cost Per Action): Bạn chỉ trả tiền khi khách hàng thực hiện một hành động cụ thể trên website của bạn sau khi click vào quảng cáo, ví dụ như mua hàng, đăng ký.
Để bạn dễ hình dung thì tôi sẽ cho bạn một bảng so sánh đơn giản giữa những cách tính trên:
Hình thức | Cách tính phí | Ưu điểm | Nhược điểm |
CPC | Theo số lần click | Đo lường hiệu quả trực tiếp, linh hoạt | Chi phí có thể cao nếu từ khóa cạnh tranh |
CPM | Theo số lần hiển thị | Tăng độ nhận diện thương hiệu | Khó đo lường hiệu quả trực tiếp |
CPA | Theo số lần chuyển đổi tiêu | Tối ưu hóa chi phí, tập trung vào mục | Cần thiết lập mục tiêu chuyển đổi rõ ràng |
Chi phí tốt nhất để bắt đầu chạy Google Ads
Để có thể bắt đầu chạy làm quen và đo lường được những chỉ số đầu tiên, tôi khuyên bạn nên chạy thử ở mức 400.000 đồng, với số tiền này đủ cho hệ thống quảng cáo của Google chạy được toàn diện nhất, giúp đưa các số liệu chính xác cho bạn.
II. Cách đo lường mức hiệu quả của chiến dịch Google Ads
Sau khi triển khai chiến dịch Google Ads, việc theo dõi và đánh giá hiệu quả là vô cùng quan trọng. Điều này giúp bạn xác định được những điểm mạnh, điểm yếu của chiến dịch, từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp để tối ưu hóa hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
1. Chú trọng vào số lượt chuyển đổi
Một trong những chỉ số quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của chiến dịch là số lượt chuyển đổi. Đây là số lần người dùng thực hiện hành động mong muốn sau khi nhấp vào quảng cáo, ví dụ như mua hàng, đăng ký nhận tin, gọi điện. Để tăng số lượt chuyển đổi, bạn có thể sử dụng các chiến lược như tối ưu hóa lượt chuyển đổi hoặc giá mỗi hành động mục tiêu.
2. Phân tích chi phí mỗi nhấp chuột (CPC)
Chi phí mỗi nhấp chuột là một chỉ số quan trọng khác cần theo dõi. Nó cho biết bạn phải trả bao nhiêu tiền cho mỗi lần người dùng click vào quảng cáo của bạn. Việc theo dõi CPC giúp bạn kiểm soát chi phí và tìm cách giảm thiểu nó mà vẫn đảm bảo hiệu quả.
3. Tầm quan trọng của tỷ lệ nhấp chuột (CTR)
Tỷ lệ nhấp chuột (CTR) là tỷ lệ giữa số lần nhấp chuột và số lần hiển thị quảng cáo. Một CTR cao cho thấy quảng cáo của bạn hấp dẫn và thu hút được sự chú ý của người dùng. CTR không chỉ ảnh hưởng đến chi phí mà còn giúp quảng cáo của bạn có vị trí hiển thị tốt hơn trên trang kết quả tìm kiếm.
FAQ – Giải đáp thắc mắc về chi phí quảng cáo Google Ads
1. Liệu tôi và đối thủ có cùng giá CPC?
Hoàn toàn không, vì giá CPC còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tạo nên chuyên sâu vào: Marketing, kỹ thuật Ads, SEO,…
2. Có được hoàn tiền nếu bị tấn công click ảo không?
Bạn chỉ trả tiền khi có người click vào quảng cáo của mình. Google có hệ thống lọc click ảo để bảo vệ bạn khỏi những click không hợp lệ và hoàn tiền cho những trường hợp phát hiện. Ngoài ra, Google còn đặt giới hạn chi phí mỗi ngày để bạn yên tâm hơn.