Có lẽ bạn đã quá quen thuộc với việc lường và đánh giá hiệu quả của chiến lược marketing thông qua các các chỉ số như traffic (lưu lượng truy cập), conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi),... nhưng còn một chỉ số cũng quan trọng không kém đó chính là reach (phạm vi tiếp cận).
Vậy reach là gì và nó có ý nghĩa như thế nào đối với chiến lược marketing cũng như cách để tối ưu chỉ số này. Trong bài viết này tôi sẽ giải đáp tất cả những câu hỏi trên để bạn có thể nắm được chỉ số reach và tối ưu chiến lược marketing của mình.
I. Reach là gì?
Reach được hiểu là phạm vi tiếp cận trong việc áp dụng thống kê để phân tích những kế hoạch quảng cáo và truyền thông. Đây là số lượng người có khả năng sẽ tiếp xúc với một điểm chạm trong truyền thông.
Đơn giản hơn reach phản ánh số lượng khách hàng tiềm năng nhìn thấy một chiến lược quảng cáo cụ thể thông qua nhiều kênh khác nhau như nền tảng mạng xã hội, tạp chí, truyền hình, website,… Và việc đo lường khả năng hiển thị là không dễ dàng vì một khách hàng tiềm năng có thể nhìn thấy quảng cáo của bạn nhiều lần trong quá trình triển khai chiến dịch quảng cáo.
Cách tính chỉ số reach
Chỉ số reach thường được tính bằng tổng số lượt tiếp cận bài viết, bao gồm:
- Organic Reach: Là tổng số người thấy bài post của bạn trên bảng tin của họ một cách tự nhiên. Đối với Facebook, đây chính là những người tiếp cận đã truy cập và like fanpage của bạn.
- Viral Reach: Là số người thấy bài viết của bạn thông qua tương tác của bạn bè họ trong danh sách. Những bài viết của bạn có nội dung càng cuốn hút, độc đáo thì càng có độ phổ biến cao và được nhiều người chia sẻ hơn.
- Paid Reach: Là số người thấy bài viết của bạn thông qua quảng cáo trả phí.
II. Tầm quan trọng của reach trong các chiến lược Marketing
Sau khi nắm được khái niệm và cách tính chỉ số reach, ở phần này tôi sẽ cung cấp những thông tin về tầm quan trọng của reach trong các chiến lược Marketing. Hiểu được điều này sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định đúng và hiệu quả hơn trong các chiến dịch sắp tới.
- Hỗ trợ lập kế hoạch tiếp thị
- Tùy chỉnh thông điệp truyền thông theo từng đối tượng cụ thể
- Tối ưu các chiến lược quảng cáo
1. Hỗ trợ lập kế hoạch tiếp thị
Số lượng khách hàng tiềm năng tiếp cận với một chiến dịch quảng cáo có liên quan mật thiết đến sự thành công của các chiến lược tiếp thị, kinh doanh mà doanh nghiệp đang triển khai.
Ví dụ bạn đang quảng cáo cho chiến dịch vào dịp giáng sinh sắp tới. Thông qua việc đo lường chỉ số reach cho quảng cáo này, bạn nhận ra nhu cầu thị trường có thể lớn hơn dự kiến và kịp thời bổ sung số lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng người tiêu dùng.
2. Tùy chỉnh thông điệp truyền thông theo từng đối tượng cụ thể
Bằng cách tính toán chỉ số reach, các doanh nghiệp có thể nhắm chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu cho các chiến lược của mình. Trong số nhiều phân khúc khách hàng khác nhau, phân khúc nào tương tác nhiều hơn với một chiến dịch quảng cáo cụ thể của bạn thì bạn có thể lựa chọn và duy trì phân khúc đó cho các dịch sắp tới trong tương lai.
3. Tối ưu các chiến lược quảng cáo
Biết được phạm vi tiếp cận thị trường có thể giúp nhà quản lý đánh giá hiệu quả chiến dịch quảng cáo mà mình đang thực hiện có hiệu quả hay không. Nhờ đó, đưa ra các điều chỉnh phù hợp nhằm tối ưu hóa chi phí và tập trung nỗ lực tiếp thị vào những chiến dịch có thể mang về lợi tức đầu tư cao hơn cho doanh nghiệp.
III. Chỉ số reach dựa vào điều gì?
Có 4 yếu tố quan trọng tác động đến chỉ số reach mà tôi muốn đề cập, bao gồm thời gian đăng bài, khả năng tương tác của bài viết, số lượng bài viết trên trang và cách dùng Facebook của người theo dõi, đã thích trang.
- Thời gian đăng
- Tương tác bài viết
- Số bài viết
- Cách dùng Facebook của người theo dõi, like page
1. Thời gian đăng
Thời gian đăng bài viết chính là chìa khóa quan trọng quyết định bài viết của bạn có tiếp cận được nhiều người dùng hay không. Không phải đăng tùy hứng bất cứ lúc nào cũng được, bạn cần lựa chọn khung giờ phù hợp để có tương tác cao.
Thống kê cho thấy trung bình có hơn 1000 bài viết khác nhau xuất hiện trên News Feed của người dùng khi họ đăng nhập vào Facebook. Nếu số lượng bạn bè hay người theo dõi, thích trang đông thì con số này còn có thể tăng hơn.
Nếu không sở hữu nội dung bài đăng hấp dẫn, hot trend thì khó mà nhận được tương tác, tăng tỉ lệ tiếp cận rộng rãi. Đó là lý do tại sao bạn cần xác định thời điểm người dùng online Facebook nhiều nhất để đăng tải bài viết cho phù hợp.
2. Tương tác bài viết
Yếu tố ảnh hưởng lớn tới chỉ số reach là đó, câu trả lời đó chính là lượt tương tác. Bài viết càng có nhiều sự tương tác thì càng được nhiều bạn bè của người tương tác biết đến, từ đó tăng phạm vi tiếp cận, đồng thời cũng tăng cơ hội về chuyển đổi.
3. Số bài viết
Không có quá nhiều người thích và quan tâm những trang Facebook chỉ có 1 – 2 bài đăng. Bởi vậy, bạn cần bổ sung số lượng bài viết nhiều, đều đặn và chất lượng tốt để thu hút nhiều người theo dõi, thích trang, từ đó mới có thể tăng lượt reach nhanh chóng.
4. Cách dùng Facebook của người theo dõi, like page
Mỗi nhóm đối tượng người dùng khác nhau sẽ có cách tương tác với bài viết khác nhau. Điều này cũng khiến cho chỉ số reach của mỗi trang, lĩnh vực, đơn vị sẽ khác nhau. Khi tính chỉ số reach, bạn cũng cần xem xét tới yếu tố này.
IV. Cách nâng cao chỉ số reach tự nhiên
Để có thể nâng cao chỉ số reach cho chiến dịch của mình, bạn có thể sử dụng những phương pháp mà tôi liệt kê bên dưới:
- Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
- Nghiên cứu phương tiện truyền thông mà khách hàng thường xuyên tương tác
- Sử dụng chiến lược tiếp thị đa kênh
1. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Khi thực hiện bất kỳ chiến lược kinh doanh hay Marketing nào thì điều quan trọng nhất vẫn là xác định chân dung khách hàng mục tiêu. Bạn không thể nào quảng cáo sản phẩm trang sức đắt tiền đến các khách hàng có thu nhập bình dân. Điều này khiến chiến lược quảng cáo của bạn phá sản ngay từ đầu vì đầu tư nỗ lực không đúng chỗ.
Do đó, để nâng cao hiệu quả của chiến lược quảng cáo, hãy luôn biết doanh nghiệp của bạn đang phục vụ cho ai và làm thế nào để tiếp cận họ. Tùy theo sản phẩm, dịch vụ và từng lĩnh vực kinh doanh mà khách hàng mục tiêu của bạn có thể khác nhau.
Để có thể phân loại khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả, bạn có thể phân biệt dựa trên những đặc điểm sau:
- Nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sở thích cá nhân,…).
- Sự hài lòng của khách hàng.
- Mức độ tương tác của khách hàng đối với thương hiệu của bạn.
- Hành vi, thói quen mua sắm của khách hàng.
- Thiết bị ưu tiên sử dụng khi mua sắm (điện thoại, laptop,tablet,…).
2. Nghiên cứu phương tiện truyền thông mà khách hàng thường xuyên tương tác
Khách hàng tiềm năng của bạn đang ở đâu và họ sử dụng phương tiện quảng cáo nào nhiều nhất để tiếp cận và tương tác với thương hiệu của bạn? Hãy tìm câu trả lời cho vấn đề này để đảm bảo hiệu suất thành công của chiến lược quảng cáo.
Xem xét thói quen khi khách hàng tương tác với các kênh tiếp thị khác nhau, tần suất họ sử dụng nền tảng cũng như khoảng thời gian họ hoạt động tích cực nhất,… sẽ giúp bạn lựa chọn kênh phù hợp để thực hiện chiến dịch quảng cáo.
3. Sử dụng chiến lược tiếp thị đa kênh
Tiếp thị đa kênh là chiến lược các doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất hiện nay để thu hút khách hàng và gia tăng độ nhận diện thương hiệu thông qua nhiều nền tảng truyền thông khác nhau.
Khách hàng mục tiêu của bạn có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi và nếu họ không nhìn thấy bạn, họ sẽ nhìn thấy đối thủ cạnh tranh của bạn. Do đó, tiếp thị đa kênh sẽ là một giải pháp giúp các nhà quản trị giải quyết vấn đề này, không chỉ dành riêng cho chiến lược quảng cáo mà còn hàng loạt những chiến lược khác.
Bạn có thể cân nhắc kết hợp với một số kênh truyền thông vào chiến lược tiếp thị của mình, chẳng hạn như:
- Dịch vụ quảng cáo trên báo đài, tạp chí, truyền hình.
- Cập nhật nội dung website, blog thường xuyên.
- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO.
- Nền tảng và các công cụ truyền thông mạng xã hội.
- Email Marketing.
- Tài liệu, sách điện tử.
- Podcast.
FAQ - Giải đáp thắc mắc về reach
1. Reach là gì trong marketing?
Reach là lượt tiếp cận trong Marketing, đo lường độ phủ chiến dịch đến đối tượng mục tiêu. Việc xác định được lượt Reach giúp đánh giá được đo lường sức mạnh thông điệp, xác định hiệu quả chiến lược, có phương án tối ưu phù hợp nhất.
2. Cách tính chỉ số reach như thế nào?
Chỉ số Reach được tính bằng tổng lượng tiếp cận của bài viết bao gồm: Organic Reach, Viral Reach và Paid Reach. Với những bài viết không chạy quảng cáo thì sẽ tính chỉ số dựa trên Reach tự nhiên và Viral Reach.